1/ Đũa hình chữ Y:
* Chất liệu: Được làm bằng đồng hoặc inox kết hợp với cán bằng đồng quấn đặc biệt và thân bọc nhựa.
từ thời La Mã cổ đại người ta dùng cành cây có hình dạng như chữ Y để đi tìm nguồn nước. Ngày nay đũa chữ Y được làm bằng chất liệu đồng hoặc inox, vừa dễ sử dụng lại có độ cảm ứng cao với các tia năng lượng phóng lên từ lòng đất.
* Công dụng:
Ngoài công việc đi tìm các nguồn nước sạch ở những khu vực hiếm nước, các nhà cảm xạ thế giới còn sử dụng đũa này để phát hiện ra những dòng nước chảy ngầm, những khu vực có “hố rỗng” trong lòng đất, giúp cho ngành xây dựng tránh được nhiều rủi ro lớn trong xây dựng cao ốc. Ngoài ra, đũa còn được sử dụng trong lĩnh vực khai thác: tìm mỏ dầu và các mỏ khoáng sản khác.
* Phương pháp sử dụng đũa chữ Y:
Đũa chữ Y được ưa dùng trên thế giới hiện nay là loại đũa có một đầu nhọn thân tròn bằng đồng, có chiều dài khoảng 3,5 cm, đường kính khoảng 0,7 cm, được nối dài bởi hai thanh inox bọc nhựa có chiều dài khoảng 38 cm và nối tiếp với hai cực tiếp xúc quấn bằng đồng thau dài 16 cm. Khi dùng đũa chữ Y ta cầm hai tay vào hai cực (có quấn đồng thau), đồng thời bẻ cong hai thanh inox được bọc nhựa chẽ sang hai bên, giữ thăng bằng sao cho 3 điểm (hai cực ở tay và đầu dò tìm mạch nước) cân bằng nhau. Sau đó chúng ta đặt câu hỏi qui ước thầm: “Xin chỉ cho tôi biết chỗ có mạch nước ngầm”. Nơi nào có mạch nước ngầm đầu “dò tìm” sẽ chỉ xuống đúng tại điểm đó. Trong quá trình đi tìm nên bước chậm rãi, hơi thở đều và nhẹ nhàng. Khi đầu dò tìm chỉ xuống điểm nào, ta dừng lại đánh dấu điểm đó bằng cọc hoặc bằng một vật nào đó để xác định vị trí, sau đó dùng lắc để xác định lại một lần nữa điểm có mạch nước ngầm. Tiếp theo tìm khoảng cách chiều nông sâu từ mặt đất tới nguồn nước và khối lượng nước(phương pháp này sẽ học thực hành trên lớp và các buổi dã ngoại).
2/ Đũa hình chữ L (Rezonator hiszpanska ):
*Chất liệu:
được làm bằng đồng hoặc inox. Các nhà cảm xạ thế giới thường dùng loại
đũa có hình dạng và kích thức sau: Có hai thanh đồng được uốn thành chữ L. Hai đoạn dài của chữ L được gắn kết với hai đầu bằng đồng, có chiều dài khoảng 3,5 cm, đường kính khoảng 0,7 cm (Đầu này được sử dụng để phát hiện các sóng năng lượng). Đầu còn lại của hai thanh đồng được nối với hai tay nắm bằng gỗ, có ống đồng nằm giữa lõi gỗ để tạo ra sự chuyển động tự do giữa thanh đũa L và tay cầm. Đũa này phát hiện rất nhạy với các năng lượng mà nó “nhìn” thấy, chính vì thế khi cầm đũa phải đảm bảo đúng những bước sau:
1) Hít thở điều hoà nhẹ nhàng.
2) Để hai đầu đũa song song hướng xuống đất, sau đó nâng đũa lên ngang tầm ngực của mình.
3) Đặt câu hỏi qui ước thầm, thí dụ: “Hãy cho tôi biết khí trong nhà của tôi hiện nay tốt hay xấu?” Nếu tốt đũa chập lại, nếu không tốt đũa giãn ra .
Có thể đặt ra rất nhiều câu hỏi cho đôi đũa L này, vì nó có rất nhiều khả năng tìm kiếm các trường năng lượng.Ở Việt nam đũa L rất sơ sài: chỉ là hai thanh nhôm được uốn thành hình chữ L. Học viên mới luyện tập môn cảm xạ sử dụng rất khó khăn, vì thế không phát huy hết khả năng của đũa trong việc dò tìm các năng lượng.
* Công dụng:
Dùng để dòng tìm các năng lượng có trong tự nhiên, trong khu nhà hoặc nơi làm việc.
3/ Đũa lò xo (Biotensor strunowa ):
* Chất liệu:
Được làm bằng đồng hoặc inox kết hợp với cán gỗ đặc biệt.
* Công dụng:
Đũa này được sử dụng nhiều trên thế giới bởi tính tiện lợi của nó.
Đũa được cấu tạo “2 trong 1” nghĩa là một dụng cụ nhưng sử dụng hiệu quả hai chức năng, mục đích khác nhau. Đũa được gia công bằng hai chất liệu đồng và nhôm, có cán gỗ. cụ thể như sau: Một đầu nhọn bằng đồng, chiều dài khoảng 2cm, đường kính 0.7cm . Được gắn với đoạn dây nhôm dài 15 cm, ở giữa có xoắn nhiều vòng thành lò xo có độ dài 12cm . Đầu còn lại của đoạn nhôm được nối với cán gỗ. Cán có khoá để có thể điều chỉnh khoảng cách dài ngắn đoạn dây nhôm sao cho phù hợp với từng công việc. Đũa này dùng để phát hiện khí tốt xấu, chiều quay của khí điện trường trái đất, tìm và thăm dò mạch nước ngầm hoặc kết hợp với đũa chữ Y để tìm mỏ khoáng sản, mỏ dầu...
*Phương pháp sử dụng :
a) Nếu cầm đũa ở tư thế nằm ngang, sẽ dùng như đũa “michel”, nhưng độ nhạy cao hơn hẳn vì nó có 1 bộ lò xo bằng kim loại nhôm và đầu dò tìm bằng đồng khác hẳn với chất liệu nhựa.
b) Nếu cầm đũa hướng thẳng xuống đất, nó sẽ hoạt động như một con lắc.Với hệ thống dây lò xo và khoá điều chỉnh dài ngắn ở cán gỗ, đã làm tăng khả năng tìm kiếm và phát hiện các hình sóng năng lượng khác nhau của đũa này. Có thể dùng nó đi tìm hoặc định vị trên bản đồ các sinh vật hay các vật thể cần tìm. Hoặc tự thiết lập ra một cảm xạ đồ với nhiều câu trả lời khác nhau về các lĩnh vực trong cuộc sống, sau đó dùng “lắc” này để dò tìm .
Trên đây là một số loại đũa và lắc được sử dụng nhiều trên thế giới, còn nhiều loại đặc chủng để dùng cho những công việc đặc biệt khác nhau sẽ được giới thiệu trong những phần tiếp theo.
LƯU Ý:
1/ Để sử dụng con lắc và đũa cho chính xác, chúng ta cần phải có năng lượng tốt (cơ thể khoẻ mạnh).
2/ Trước khi sử dụng vào việc nào đó, cần phải xả đi những năng lượng xấu hoặc những năng lượng thông tin còn tồn động bằng 2 cách như sau:
2.1. Quay lắc hoặc đũa ngược chiều kim đồng hồ nhiều lần với ý niệm xin „xả năng lượng xấu ra khỏi đũa hoặc lắc”.
2.2. Để đầu đũa hoặc đầu con lắc tiếp xúc với đất.
2.3. Câu hỏi đặt ra cần ngắn gọn, rõ ràng.
2.4. Không tự kỷ ám thị hoặc phán đoán công việc trước khi đặt câu hỏi để “nhờ” lắc hoặc đũa “trả lời”. Lúc đó các kết quả thông tin đang cần tìm kiếm sẽ không chính xác.
2.5. Không nên thực hiện với lắc hoặc đũa trong những chuyện thách đố hoặc nơi có nhiều người không cùng quan điểm với mình về lĩnh vực cảm xạ.
2.6. Khi sử dụng lắc hoặc đũa không nên đeo đồng hồ, nhẫn vàng và các tư trang quí khác vì những tư trang đó có thể gây nhiễu các thông tin mà chúng ta đang tìm kiếm.
2.7. Hãy thực hành hằng ngày với lắc hoặc đũa bằng nhiều câu hỏi khác nhau. Sau đó ghi trung thành vào “nhật ký luyện tập hằng ngày” những câu hỏi và trả lời, để kiểm định độ chính xác khi ta thực hành với những dụng cụ trên.
2.8. Không thực hành với lắc hoặc đũa khi có mưa to, tuyết rơi hoặc trời giông bão. Lúc đó năng lượng ngoại cảnh gây nhiễu sóng làm ảnh hưởng tới độ chính xác.
2.9. Không nên nôn nóng khi đang đi tìm câu trả lời, vì lúc đó lắc hoặc đũa sẽ cho ra nhiều câu trả lời khác nhau cho một vấn đề.
2.10. Không nên thực hành với lắc hoặc đũa nếu cơ thể đang ốm hoặc mệt mỏi. Câu trả lời sẽ không chính xác.
4/ Đũa tìm hướng năng lượng (Physiomenter):
* Chất liệu:
Được làm bằng đồng hoặc inox.
* Công dụng:
Dùng để tìm hướng đi của sóng năng lượng hoặc điểm xuất phát của sóng.
VIỆN VBI & RIAFR.
VIỆN TRƯỞNG
CGCX Nguyễn Ngọc Sơn