Chuẩn đoán bệnh qua vùng Mũi.

Ngày tạo: 14-06-2017

Chẩn đoán bách bệnh trên phần Mũi.
 
Tỵ Chẩn là một bộ phận rất quan trọng trong công tác vọng chẩn của Đông Y. Tỵ chẩn(chẩn đoán Mũi) tức là thông qua phương pháp quan sát cục bộ phần Mũi, nhận biết những thay đổi về sắc trạch, hình thái của mũi và cả những thay đổi động thái của mũi trong quá trình hô hấp để chẩn đoán các bệnh trong cơ thể. Về ý nghĩa lâm sàng đã phân chia thành các chuyên mục như bệnh tính, bệnh vị, chẩn đoán bệnh thế và phương pháp dự phòng về sau. Trong “Linh Xu . Ngũ sắc chương” có nói: “Ngũ sắc quyết ở Minh Đường, minh đường chính là Mũi vậy”. Điều đó chứng minh rằng, mũi chiếm vị trí chủ yếu và rất quan trọng trong công tác vọng chẩn, sắc mặt có thể quyết định ở Minh Đường.
Mối quan hệ nội ngoại tương ứng giữa mũi và ngũ tạng vô cùng mật thiết, vì mũi là khiếu của Phế (phổi).
 
Khổng tự Thái Dương mạch nhánh của Tiểu Tràng Kinh, đi ở mũi. Không những thế mà căn cứ  theo nguyên lý của Đông Y “ Nội ngoại hợp nhất, trung dĩ hậu trung”, vị trí của mũi ở chính giữa phần mặt, là nơi tâp trung tinh khí của ngũ tạng. Phần gốc mũi chủ tương ứng về tim phổi, xung quanh phản ánh tình hình lục phủ, phần dưới mũi tương ứng với hệ thống sinh dục. Vì vậy, sắc trạch của Mũi tức minh đường có thể phản ánh mọi sự thay đổi bất thường của lục phủ, ngũ tạng, qua đó có thể dự đoán được các bệnh tật trong cơ thể. Vị trí mũi ở giữa mặt, là thuộc dương trong dương, là nơi thanh dương giao hội. Đông Y cho rằng: Phổi là hướng về trăm mạch, là nơi hội tụ và chuyển vận khí huyết đi về các nơi của cơ thể. Mà mũi là cơ quan, là khiếu của phổi, giúp phổi điều khiển chức năng hô hấp, là cửa khi ra vào của phổi.
 
 Ở bên trong, phổi là cái ô của ngũ tạng thì ở bên ngoài mũi là bức tường hoa của ngũ quan. Trong kinh mạch có Túc Dương Minh Vị Kinh, Thủ Dương Minh Đại Tràng Kinh, Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh, Thủ Thái Dương Tiểu Tràng Kinh, Đốc mạch, vv... đều phân bố tuần hành qua mũi. Do bởi có mối quan hệ mật thiết với mũi, cho nên, những thông tin về bệnh lý, sinh lý của tứ chi bách hài, lục phủ, ngũ tạng đều phản ánh lên mũi  ( xem h.1) .
 
 
 
 
1 : Đầu, mặt ; 2 : Họng ; 3 : Phổi ;  4 : Tim ; 5 : Gan ; 6 : Tỳ ; 7 : Thận ; 8 : Phần ngoài cơ quan sinh dục ;    9 : Noãn sào (buồng trứng, hoặc Tinh Hoàn) ; 10 : Mật ; 11 : Dạ Dầy ; 12 : Tiểu Tràng ; 13 : Đại Tràng ; 14 : Bàng Quang ; 15 : Tai ; 16 : ngực ; 17 : Tuyến Vú ; 18 : cổ ; 19 : Eo lưng ; 20 : Thượng Chi ;   21 : phần Mông ; 22 : Khớp Gối ;   23 : chân.  (xem h.2).
 
                      
 
Trên sơ đồ phân bố các vị trí tương quan phản chiếu của các tạng phủ lên phần mũi như hình 1 và 2. Ta có thể căn cứ vào sự thay đổi khác thường tại các vị trí mà chẩn đoán tình trạng bệnh thái của các tạng phủ cơ thể theo nguyên lý chẩn đoán sau:
 
A – Quan hệ mật thiết giữa mũi với các cơ quan tạng phủ.
 
1) Mũi liền với họng, thông thẳng tới phổi, cùng hiệp trợ với phổi để tiến hành hô hấp. Mũi là ngoại khiếu của phổi. có nói rằng:
“ Phế chủ mũi.... khai khiếu ở mũi”. Phổi và mũi không chỉ phối hợp với nhau về mặt sinh lý, mà cả về bệnh lý cũng có ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy, khi quan sát chẩn đoán phần mũi, có thể biết được tình hình sinh lý, bệnh lý của phổi.
 
2) Theo <Đan khê tâm pháp> có nói:
“ Mũi là bộ phận của Tỳ”. Theo “Y học chuẩn thằng lục yếu” có nói: “ Tỳ thổ sắc vàng, một khi có bệnh tất thấy biến sắc ở diện đình” (Diện đình tức là mũi). Tỳ thống lĩnh về phần huyết, mũi là nơi tụ tập huyết mạch, khi Tỳ có bệnh thường theo kinh mạch phản ứng lên mũi. Từ đó ta có thể hiểu được chức năng của Tỳ có bình thường hay không.
 
3) Theo có nói:
“ Mũi là bộ phận đầu tiên của hình thể, là cửa của hơi thở, là nơi hô hấp. Thông với trời đất, quán với kinh lạc, lục phủ ngũ tạng không đâu là không tới, tứ chi bách hài không đâu là không qua”. “Mũi là diện vương, là trung ương của lục phủ ngũ tạng”. Cho nên lục phủ ngũ tạng có quan hệ mật thiết với mũi, vậy thì ngoại tà cũng có thể thông qua mũi mà truyền nhập vào tạng phủ. Ngược lại, khi tạng phủ có bệnh cũng sẽ thông qua kinh lạc mà phản ánh lên mũi.
 
Phương pháp quan sát và chẩn đoán.
 
Khi kiểm tra phần ngoài của mũi, nên kiểm tra trong điều kiện đầy đủ ánh sáng mặt trời(ánh sáng tự nhiên)và đèn. Quan sát màu sắc của mũi ( các màu đỏ, vàng, đen, xạnh,vv); đồng thời kết hợp với ngoại hình to hay nhỏ, cao hay thấp, đầy hay lõm tẹt,vv; có biểu hiện sưng tấy, đỏ hay không, có bị viêm loét hay không, động thái hô hấp ra sao.
 
Khi kiểm tra trong khoang mũi, để bệnh nhân ngồi quay mặt ra cửa, đầu hơi ngửa về phía sau. Người kiểm tra dùng ngón cái tay trái hơi đẩy mũi bệnh nhân hếch lên để ánh sáng chiếu vào, dùng đèn pin hoặc đèn trán chiếu vào càng tốt. Khi quan sát cần quan sát sắc trạch của lông mũi và số lượng nhiều hay ít, tính trạng của các chất tiết ra (tính dính, mủ hoặc trong mủ có máu,vv); có bị viêm loét, kết vẩy, hoặc tụ sưng hay không, có bị xuất huyết hay không, nếu có thì lượng nhiều hay ít, đồng thời quan sát cả sắc trạch của nó; nếu nước mũi quá nhiều ảnh hưởng đến quan sát, thì dùng bông lau đi rồi quan sát tiếp. Cũng cần phải hỏi bệnh nhân về hiện trạng chức năng của khứu giác có được nhậy cảm không.
 
Người khỏe mạnh bình thường, nhìn bề ngoài mũi ngay ngắn đoan trang, to nhỏ vửa phải, không sưng đỏ hoặc có mụn lở, màu mũi hồng vàng tươi nhuận, sáng nhuận hàm súc; lông mũi màu đen, thưa dày vừa phải, niêm mạc mũi hồng nhạt, nhuận trạch, không tắc, không chảy nước mũi, không xuất huyết.
 
Vận dụng lâm sàng.
 
Mũi là bộ phận biểu hiện của Tỳ, vị trí nằm ở giữa thuộc trung cung, màu vàng. Nếu ở phần mũi xuất hiện các màu khác với màu vàng hồng mờ mờ cơ bản của nó, hoặc thấy xuất hiện màu ám tối khô khan, đều biểu thị Phế Tỳ có bệnh.
 
1) Màu đầu Mũi đỏ thẫm:
biểu thị Tỳ, Phế thực nhiệt; đầu mũi hơi đỏ thẫm chủ về Tỳ kinh hư nhiệt; đầu mũi đỏ thẫm hoặc tím đỏ, phần lớn là mũi bã rượu; dưới mũi sưng đỏ như mụn lở là bệnh cam mũi, trong đường tiêu hóa có giun; Nếu nữ giới xuất hiện tại “diện vương”(cánh mũi) màu đỏ, to như quả dâu, biểu thị bị bế kinh; sống mũi trẻ em đỏ tím, dễ bị sưng nhọt  mủ và máu; trẻ em bị sởi thấy đầu mũi đỏ, đa số là thuận chứng.
 
2) Đầu Mũi màu vàng:
chủ về thấp nhiệt bên trong, biểu thị phần ngực có hàn khí. Tiểu tiện bất lợi, nên tham khảo thêm về mạch, lưỡi; đầu mũi vàng mà không nhuận trạch chủ về khí hư, có viêm; đầu mũi vàng mà khô nóng, dạng như tượng đất, là Tỳ hỏa, tân khô (nước khô),biểu thị Tỳ khí sắp tuyệt, triệu chứng tử vong; đầu mũi vàng đen mà sáng là có ứ huyết.
 
3) Đầu Mũi màu trắng:
biểu thị khí hư, thiếu máu, đồng thời cũng chủ về rong huyết. Nếu là trẻ em thì Tỳ hư tả lỵ; ăn bú không tiêu. Đầu mũi màu trắng như xương khô là phế tuyệt, là triệu chứng nguy hiểm. Nếu mũi trăng mà còn nhuận sáng là còn có thể sống.
 
4) Đầu Mũi màu xanh: Biểu thị triệu chứng đau đớn, thường là đau kịch liệt ở phần bụng; đầu mũi màu xanh vàng, đa số là triệu chứng lậu.
 
5) Đầu Mũi màu đen: Đầu mũi màu hơi đen là chủ về thủy khí nội đình; màu đen mà khô cháy là triệu chứng hao kiệt hoặc bệnh lao; Nam giới thấy màu đen ở “Diện Vương” là biểu thị bị đau ở phần bụng trên, nếu màu đen này liền xuống tận Nhân Trung là biểu hiện đau ở phần âm kinh và tinh hoàn; Nếu là nữ giới có màu đen ở “Diện Vương” thường là bị đau ở phần Bàng Quang hoặc Tử Cung. Nếu màu đen này lan xuống tận Nhân  Trung, biểu thị bị nội thương, lậu,vv... ; Nếu đầu mũi có màu đen, hơi phù mà sáng như bôi cao, chủ về bạo thực bất khiết, tức là ăn uống phàm tạp, thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm; đầu mũi màu đen mà khô táo là lao phòng. Lỗ mũi màu đen như khói than là dương độc nhiệt thậm, hoặc táo nhiệt kết ở Đại Tràng, hoặc hỏa khắc Phế kim, có thể là triệu chứng Phế tuyệt; Lỗ mũi bóng đen mà lạnh là chủ về âm độc cực lạnh; đầu mũi xanh lạnh liền với má biểu thị Phế Vị khí tuyệt, là chứng cực nguy; Nếu phụ nữ sau khi sinh mà đầu mũi bốc khí đen là triệu chứng nguy hiểm, Phế bại Vị tuyệt.
 
6) Lông mũi bị bạc màu: Phần lớn là thấy ở tuổi già, biểu thị tiêu chí cơ thể suy lão; Niêm mạc mũi màu trắng nhạt là hàn chứng; Niêm mạc mũi màu đỏ ửng là nhiệt trong nội thể.
 
7) Đầu mũi sáng, sắc mũi sáng nhuận: biểu thị là người khỏe mạnh, không có bệnh, hoặc có bệnh sắp khỏi; sắc mũi sáng sủa, quang trạch là có thần, dự báo mọi diễn biến và phát triển tốt đẹp;  mũi ám tối khô khan là mất thần, dự báo điềm hung; nếu sắc mũi khô khan là tử vong sắp đến; lỗ mũi khô cháy, là nhiệt thịnh mà Phế tuyệt.
 
8) Hình thái to nhỏ của mũi:
 
khác nhau tùy từng người, sự khác nhau giữa các cá nhân khá lớn, nhưng nói chung mũi có ngoại hình ngay ngắn, vừa phải, không có biểu hiện dị dạng rõ nét là tốt. Mũi quý ở sự đầy đặn, bề thế. Người có “Minh Đường” to mà rộng là người sống lâu, nếu quá nhỏ là nguy hiểm; phần xương của mũi cao đẹp là thọ cao, xương mũi thấp lõm là yểu mạng. Theo “Vọng Chẩn Tôn Kinh” có nói: “ Mũi là hợp nguồn của Phổi, mũi to thì tạng khí có dư, mũi nhỏ thì tạng khí thiếu hụt”.
 
9) Khi mới phát bệnh: nếu mới phát bệnh mà ngoài mũi sưng trướng là tà khí thực, đa số là do Phế kinh hỏa thịnh, hoặc do bị ngoại thương; bệnh lâu mà mũi lõm xuống là chính khí bị suy; khiếu mũi sưng đỏ là do nhiệt, thường thấy trong giai đoạn sơ khởi của các bệnh như: lở mũi, đinh mũi, nhọt mũi, cam mũi, ung thư mũi,vv... Nếu bệnh sơ khởi mà mũi như hạt kê, đỉnh cao đầu nhọn, chân rễ cứng, nổi lên như những bóng nước màu trắng hoặc đỏ thẫm, đa số là nhiệt độc ủng Phế (vây Phổi), khí huyết ủng trệ mà gây ra; Nếu mũi sưng to như cái bình, đầu nhọt có màu tím tối, đỉnh lõm không có mủ, chân rễ tản mạn, là dự đoán có nhiệt độc nội hãm ở phần huyết.
 
10) Khiếu mũi sưng tấy, lở loét, kết vẩy, hoặc khô ngứa nóng rát, tái phát không khỏi, ban lở màu tím:
Gọi là “Cam mũi”, là phong nhiệt ở Phế kinh, uất lâu thành cam, gây ra cam nhiệt công Phế, phạm lên khiếu mũi. Nếu chứng này kéo dài, nhiệt độc kèm theo thấp, thấp nhiệt uất chưng, tất gây ra sưng mũi viêm loét, chảy nước vàng, hoặc khô nứt chảy máu mà thành ra thấp nhiệt uất chưng.
 
11) Đầu mũi đỏ thẫm, sinh mụn mẩn, lâu ngày da dầy lên có màu tím đỏ:
Bề mặt mũi cao thấp không bằng nhau, trông giống như thịt thừa, gọi là “Mũi bã rượu”. Đa số là do Vị hỏa hun Phế, lại thêm phong hàn khống chế bên ngoài, huyết ứ ngưng kết mà thành.
 
12) Phần mũi sinh mụn cơm vụn nhỏ:
Sinh mụn cơm dạng hạt có màu đỏ thẫm, sưng đau, sau khi phá thì ra nước màu trắng, lâu ngày thành mùn trắng, gọi là “Phế phong phấn thích”. Đây là do huyết nhiệt ủng trệ Phế kinh mà thành.
 
13) Màng cơ trong của mũi sưng tấy:
Thay đổi tắc trở khi nặng khi nhẹ, tái phát nhiều lần, lâu ngày không khỏi, gọi là “mũi tắc”. Đa số là do Phế, Tỳ khí hư, tà hàn thấp lưu trệ ở khiếu mũi mà thành; Trong mũi khô nóng, màng cơ co rút, khiếu mũi mở rộng, gọi là “mũi cảo”. Là do Tỳ, Phế khí hư, tân dịch hao hụt; Trong mũi sinh cục thịt thừa, to dần sa xuống và thò ra như trĩ, gọi là “trĩ mũi” . Người bị nặng thì to ra biến thành dị dạng, thậm chí sa xuống thò cả ra ngoài khiếu mũi, hai bên khiếu mũi bị cục thịt thừa chèn ép to phình ra như con ếch, gọi là “mũi ếch”. Là do Phế kinh phong nhiệt ngưng tụ đờm cục, khí trệ huyết ứ mà thành.(Xem h.3).
 
                               
 
14) Đầu mũi, cánh mũi, hoặc trong cánh mũi phát sinh những hạt như hạt kê, hạt vừng, hoặc ngứa, nóng bỏng, đau đớn, gốc chân cứng, có dạng như bị đầu đinh, gọi là “đinh mũi”:
Đây là do Phế kinh phong nhiệt tà độc hun chưng cơ da mà thành. Nếu từ 3 đến 5 ngày sau các đinh mụn xuất hiện điểm mủ màu vàng, đỉnh cao chân mềm, hầu hết tự vỡ chảy mủ hết sưng mà khỏi là thuận chứng; Nếu đầu mụn tím tối, đỉnh hãm không có mủ, gốc chân tản mạn, mũi sưng như cái lọ, sốt cao hôn mê, là tà nhiệt độc nội hãm tâm bao, là nghịch chứng đinh sang tẩu hoàng, thuộc loại bệnh tình hiểm ác. 
 
15) Sống mũi bị tê dại đau đớn, cứng mà có màu tím:
Gọi là “ Cam mũi”. Đây là do Phế hỏa hun chưng, nhiệt độc ngưng tụ mà thành; lâu ngày xuất hiện
 
16) Khiếu mũi ướt lở, viêm loét:
Trên niêm mạc mũi phát sinh các nốt ban màu đỏ tối hoặc màu đậu dương mai, sau đó sinh ra kết đốt, rữa nát, loét thủng, miệng vết thương lõm xuống, hôi thối khó chịu, hàng năm không khỏi, gây ra hiện tượng co tóp đầu mũi, sống mũi lõm tẹt như yên ngựa. Gọi là “ Giang mai”. Đây là do cảm thụ thấp độc tà khí, khí huyết ngưng kết gây nên, là chứng khó trị.
 
17) Niêm mạc mũi phát sinh ra nốt mẩn nhỏ như hạt kê:
Các nốt sưng đỏ, rữa loét, nóng rát khó chịu, đau như lửa đốt, lâu ngày không khỏi, thường tái phát nhiều lần. Gọi là “Mũi lở” . phần lớn là do tà phong nhiệt ở Phế kinh, vây lên khiếu mũi gây ra.
 
18) Da phần mũi rách chẩy máu, hoặc có vết ứ huyết màu xanh tím:
Đa số là do ngoại thương gây ra; sống mũi lõm xuống do vết thương ngoài gây nên, thường là do gây dập xương mũi.
 
19) Chẩy nước mũi:
Bình thường trong khoang mũi có một ít tân dịch nhuận trạch, nhưng không chẩy ra ngoài mũi. Nếu nước mũi trong chẩy ra, lượng nhiều mà loãng, là do ngoại cảm phong hàn; nếu chẩy nước mũi đục là ngoại cảm phong nhiệt. Nếu nước mũi đục chảy liên tục, mùi tanh mà thối, dạng như mủ, gọi là “ Mũi dầm” hoặc là “ Não thấm”, “não lậu”. Đa số là do nhiệt độc trong mũi ủng thịnh; nếu thấy kèm theo niêm mạc mũi sưng tấy, đặc biệt là màu đỏ thẫm là triệu chứng nặng, là triệu chứng uất nhiệt. Nếu kèm theo thấy khoang mũi sưng tấy, đỏ đau, đặc biệt là sưng tấy nặng, là biểu hiện Tỳ kinh thấp nhiệt. nước mũi trắng đặc mà lượng nhiều, niêm mạc mũi sưng tấy đỏ nhạt, xương xoắn, mũi phì to, lâu ngày không khỏi, là Phế khí hư hao hoặc Tỳ khí hư nhược.
 
20) Chảy máu khoang mũi:
Gọi là “máu cam”. Nếu người bị thực chứng thì máu màu đỏ tươi  hoặc đỏ sẫm; người bị hư chứng thì máu nhạt màu mà chất loãng. Máu đỏ tươi lượng ít, nhỏ ra từng giọt, đa số là do tà phong nhiệt xâm phạm làm tổn thương Phế vệ; Máu đỏ tươi mà lượng nhiều, đa số là Dạ Dầy nhiệt thịnh, hoặc Can(gan) dương quá cao, chứng thực nhiệt chước thương huyết mạch, hoặc do ngoại thương.  máu đỏ nhạt mà lượng ít, lúc ra lúc không, đa số là Gan Thận âm hư, hư hỏa thượng viêm, hoặc Tỳ hư không thể thống nhiếp huyết dịch. Chảy máu cam về đêm, đa số là khí huyết hư hao, huyết không theo kinh. Nếu lỗ mũi khô táo là tân dịch hao kiệt, thường là nhiệt ở phần khí, tất sẽ chảy máu.
 
21) Chảy máu mũi một bên:
Thường là do ngoại thương, khoang mũi cảm nhiễm tà độc, tổn thương mạch lạc cục bộ, sưng ung khoang mũi, lá mía bị tổn thương một bên. Chảy máu cam cả hai bên khoang mũi, đa số là mất điều hòa chức năng tạng phủ toàn thân gây nên, như bệnh sốt cấp tính toàn thân, bệnh về hệ thống máu, bệnh cao huyết áp, bệnh về Can Tỳ, thiếu sinh tố C hoặc sinh tố K; Phụ nữ có hiện tượng chảy máu cam có chu kỳ, đa số là bệnh dị vị niêm mạc tử cung.
 
22) Khi hít vào lỗ mũi mở to, khi thở ra lỗ mũi co về:
Gọi là “mũi quạt”, tức là cánh mũi trương lên như cánh quạt, biểu thị hô hâp khó khăn, trường hợp này thường thấy ở trẻ em khi bị sốt cao, người bị bệnh suyễn và bệnh lâu thể suy. Nhìn chung mà nói, người mới bị suyễn mà mũi trương ra, đa số là do tà nhiệt ủng(vây) Phế, hoặc đàm(đờm) ẩm nội đình, thuộc chứng nhiệt, thực chứng. Bệnh suyễn lâu mà ra nhiều mồ hôi, mũi trương lên, là triệu chứng Phế khí suy kiệt, mạch tất sác mà hư, khó trị.
 
23) Trẻ em khi mới ra đời, ở phần gốc mũi xuất hiện vật có dạng túi:
Vật dạng túi này làm  cho gốc mũi nới rộng và lồi lên, che lấp da bình thường, có thể thấy có động đậy, thậm chí trương to lên khi trẻ khóc. Đây là một hiện tượng rạn nứt sọ, là một sự phát triển bẩm sinh không bình thường gây ra.
 
24) Phần mũi xuất hiện vân gọng cua:
khi trên sống mũi xuất hiện các đường vân dạng như gọng cua ra hai bên, có thể chẩn đoán triệu chứng xơ cứng gan. Vân gọng cua là dạng vân có phần gốc hơi to hơn và nhọn dần vè cuối, cong gấp như gọng cua, phân nhánh như cành cây, hoặc cong gấp như chân nhện, màu vân tím đỏ, có thể xuất phát từ cánh mũi đi lên phía Ấn Đường, phần lớn là xuất phát từ phần ngoài lỗ mũi đi lên phía Ấn Đường, hoặc kéo dài lên đến phần nửa mũi. Nhìn xa thành chùm giống như dạng ngọn lửa, như các chân cua. Người nhẹ thì chỉ có vài đường, người bị nặng thì vân quấn quanh như tơ, rải đầy khắp mũi. Đó là thể chứng quan trọng để chẩn đoán thời kỳ đầu bệnh xơ cứng Gan. Theo nghiên cứu và phát hiện của Triệu Quốc Nhân ở Trung Quốc, 7 bệnh nhân tử vong vì bị xơ gan cổ trướng thì ở phần mũi đều có vân gọng cua, mà 7 bệnh nhân này đều chết vì xuất huyết do vỡ tĩnh mạch thực đạo. Từ đó thấy rằng, sự giãn nở các mao mạch ở phần mũi hầu như có quan hệ với sự trở ngại hồi lưu tĩnh mạch thực đạo. Trong 16 bệnh nhân bị bệnh gan mà bác sĩ Thái Kỷ Minh quan sát thì 3 người có vân gọng cua ở phần mũi, 9 người có vân gọng cua ở mũi liền với các khu vực  khác. Như vậy chứng tỏ, người có vân gọng cua xuất hiện ở mũi thường biểu hiện có bệnh Gan.
 
25) Quan sát mũi để chẩn đoán chấn thương:
Nếu ở phần rãnh cánh mũi xuất hiện vết ban màu đỏ, biểu thị thương thế tương đối nhẹ, nếu vết ban màu đen là thương thế khá nặng. Thường thì vết ban ở bên rãnh cánh mũi bên trái biểu thị chấn thương phần trước ngực, nếu ở rãnh cánh mũi bên phải biểu thị chấn thương ở phần lưng.
 
26) Các nhà y học Nhật Bản chẩn đoán phần mũi:
Người có sống mũi thẳng, cơ thể khỏe mạnh, người có sống mũi xiên lệch dễ phát sinh bệnh trong nội tạng. Người đầu mũi nhỏ mà mỏng, dễ mắc bệnh về hệ thống hô hấp và hệ thống sinh dục. Người lỗ mũi to, phế quản quá nhỏ, chân sống mũi cao, thường có bệnh ở mắt cá chân, đa số có điểm ấn đau ở mắt cá trong; người mũi to thì cơ thể phát triển cường tráng, người mũi nhỏ cơ thể phát triển không tốt; người mũi cao mà mỏng thịt thường bị  bệnh lao phổi; mũi trắng nhợt là biểu hiện thiếu máu; đầu mũi có màu tím lam là triệu chứng mắc bệnh tim; mũi có màu đen là mắc bệnh dạ dầy; đầu mũi màu xanh tím là bị đau phần bụng; phần gốc mũi có huyết quản trương hằn lên là có ứ huyết ở trong ruột; viền trong mũi có màu đỏ, vách mũi viêm loét là giang mai; viền ngoài mũi đỏ  là có ký sinh trùng trong đường ruột.
 
27) Sơ khởi bệnh tắc mũi:
Người bị ngạt mũi thường là do bị ngoại cảm phong tà gây ra, gọi là ngạt mũi thương phong; Nếu sơ khởi ngạt mũi, niêm mạc mũi sưng đỏ, chảy nước mũi đồng thời thấy rùng mình, sốt, đau đầu, là do phong nhiệt ngoại tà thâm nhập; tắc ngạt mũi đã lâu, khi nặng khi nhẹ, niêm mạc mũi sưng tấy mà màu nhạt, đa số là chứng Phế khí hư hàn, hoặc Tỳ hư; Ngạt mũi liên tục không giảm, xoang mũi sưng tấy màu đỏ tối, lồi lõm không đều, phần lớn là khí huyết ngưng trệ; ngạt mũi thành từng đợt, ngứa, hắt hơi, chảy nước trong, niêm mạc trắng nhợt, là biểu hiện Phế hư hoặc Thận hư, hàn tà ngưng tụ; Tắc ngạt mũi có tính gián cách, niêm mạc sưng đỏ khá nặng, nước mũi vàng đặc, lượng nhiều, miệng đắng họng khô, là triệu chứng đảm kinh hỏa nhiệt; Có cảm giác mũi bị lấp tắc, niêm mạc mũi khô nóng héo co, là biểu hiện Phế hư hoặc Tỳ hư, tân dịch khô kiệt, tà ăn mòn màng cơ. Nếu trẻ em mới sinh mà  bị tắc ngạt mũi, không thông khí, ảnh hưởng đến ăn bú, là chứng “phong mũi”, do ngoại cảm phong hàn.
 
28) Sơ khởi bệnh mũi, không ngửi được các mùi:
Niêm mạc mũi sưng đỏ, đa số thuộc chứng phong nhiệt tà độc ủng thịnh; mũi chảy nước trong là ngoại cảm phong hàn, cảm giác bị hôi lâu, niêm mạc mũi sưng tấy trắng nhạt, là Tỳ Phế lưỡng hư, thanh dương bốc lên làm cho mũi ngạt không ngửi được các mùi thơm hôi, xoang mũi phì to, phần lớn là trệ mạch lạc, khí huyết ngưng trệ;  trường hợp không ngửi được mùi thơm, hôi, nhưng trong xoang mũi lại có mùi hôi, là Phế Tỳ hư tổn, tà phạm màng cơ, màng cơ khô héo.
 
29) Đau ở trong mũi:
Đa số là do phong tà nội uất, nếu thấy đau nhức ở đầu mũi, ngạt mũi, chảy nước trong, là phong hàn ngoại nhập; Mũi đau nóng rát, chảy nước vàng, mạch phù, là tà nhiệt vây mũi; đau mũi dữ dội, thường là Phế kinh ủng nhiệt, công lên khiếu mũi, đau mà sưng là thấp nặng, nếu đau nháy thì đa số là tà nhiệt khá nặng; nếu đau như châm chích là phong tà nặng, mũi đau mà khô nóng rát, kết vẩy cục bộ, màu hơi đỏ, phần lớn thuộc chứng âm hư Phế nhiệt; Mũi đau còn kèm theo đau đẩu, xuất huyết, cần chú ý khả năng bị ung thư.
 
30) Nhức mũi:
Trong “ Hoàng Đế Nội Kinh” gọi là cay mũi. Nhức đau cánh mũi, chảy nước vàng đặc, là do ngoại cảm phong nhiệt ủng Phế, hoặc trong Phổi đờm hỏa thượng chưng; Khiếu mũi đau khó chịu, chảy nước mũi trong mà loãng, đa số là Phế khí bất túc, tà phong hàn ngoại nhập; nếu đau mỏi nhức gốc mũi, chảy nước trắng dính, thở khó khăn, phần lớn là do Phế Tỳ hư gây nên.
 
31) Khô mũi: t
ức là khiếu mũi khô táo, thiếu nước. Thường là âm hư Phế táo gây nên, hoặc do Tâm, Tỳ có nhiệt, chưng lên Phổi, khiếu mũi khô táo thường thấy trong trường hợp bệnh nhân thương hàn, chủ yếu là tà nhiệt trong cơ bắp dương minh, nếu để lâu tất sẽ bị chảy máu cam. Trường hợp lỗ mũi khô táo mà mắt mờ, chỉ muốn ngậm nước chứ không muốn uống, cũng là triệu chứng chảy máu cam; Khiếu mũi khô táo, kết vẩy, kèm theo sắc mặt vàng nhợt, kém lực, khí đoản, mạch hư, là do Phế Tỳ khí hư;  mũi miệng khô táo mà đại tiểu tiện bất lợi, hiện tượng này thường gặp ở các bệnh nhân bị động kinh.Thường thấy ở các bệnh nhân bị thương phong cảm mạo, cảm thấy ngứa mũi, nuốt đau, mạch phù, là tà phong nhiệt thượng xâm; ngứa mũi mà khô táo thiếu nước, là Phế kinh táo nhiệt; ngứa mũi có tính từng đợt, chảy nước trong, hắt hơi liên tục, khi nhanh khi nghỉ, tái phát nhiều lần. 
 
32) Ngứa mũi:
Là Phế vệ không ổn, ngoại cảm phong hàn, khí không hấp thu được nước gây nên.
 
33) Hôi mũi:
Tức là trong mũi luôn có mùi hôi thối. Đa số là do Phế Tỳ lưỡng hư, khí trệ huyết ứ, tà ăn mòn màng cơ gây nên; Nếu mũi có mùi tanh, trong khiếu mũi thường xuyên khô táo, màng cơ khô khan, đều là chứng hôi mũi, do Phế Tỳ khí hư, Phế khiếu không tươi mà sinh ra.
 
34) Ù mũi:
Tức là bị ngạt mũi mà khi thở ra phát ra âm thanh ù ù. Đây là do Phế khí bất lợi. nếu tiếng ù mà âm thanh nặng là tà ngoại cảm phong hàn, Phế khí bất lợi gây ra; mũi ù khô, đổ mồ hôi, mạch phù mà hoãn, là chứng thái dương trúng phong.
 
35) Khí thở khô mà gấp:
là do ngoại cảm tà khí có dư, chủ về thực chứng; khí thở nhẹ mà chậm, là nội thương chính khí hao hụt, chủ về hư chứng; thở khí thô mà đứt đoạn, là giả chứng khí của Phế Thận muốn tuyệt; thở khí nhẹ mà choáng váng, nếu thấy ở người đang bị nóng sốt, là chứng giả hư nhiệt nhập tâm bào; thở gấp gần như suyễn mà không nâng vai, không có âm thanh đờm, gọi là đoản khí, người thực chứng nếu thở gấp mà đoản, giữa tâm bụng trướng đầy đau, là đàm(đờm) ẩm kết ở ngực gây ra; người hư chứng nếu hít dài mà thở ra ngắn, giữa tâm bụng đầy mềm, là do Phế Thận hao hụt gây nên; hơi thở cấp thúc, ngược lên giữa họng, thở ra nhiều mà hít vào thì ngắn, gọi là thượng khí, là do ngoại tà bó ở ngoài, đàm ẩm nội đình, dẫn đến Phế khí vây ở trong mà thành; thở yếu ớt, ngắn mà thấp tiếng, ngôn ngữ yếu đuối, thiếu khí không đủ để thở, cũng không đủ để nói, gọi là thiếu khí, là do Thận khí hư bại gây nên; hô hấp cạn ở bên ngoài, hơi thở yếu đuối, đứt đoạn mà khó kế tiếp, gọi là thở yếu, là do dương khí đại thương, là triệu chứng khí của Phế Thận sắp tuyệt.
 
Nghiên cứu hiện đại. 
 
Theo kinh nghiệm nhìn mũi chẩn bệnh trong sách tướng thuật thì cho rằng, hình và sắc của mũi chủ yếu phản ánh tình hình bệnh trạng của Tỳ(lá lách) và Phế(phổi). về phương diện tướng thuật thì phương pháp phân chia bộ vị của mũi tường tận hơn nhiều so với Đông Y học, quan sát hình thái của mũi không chỉ là để chẩn đoán được bệnh tật, phán đoán bệnh tình, suy đoán diễn biến và xu thế phát triển, mà còn có thể đoán được mệnh thọ của con người. (xem h 4).
 
                                  
 
Nghiên cứu bàn luận về phương pháp phân chia các bộ vị chẩn sắc Minh Đường, về phương diện lâm sàng mà nói, đầu mũi hình tròn,có các mao mạch giãn nở hằn lên là biểu thị xơ cứng gan; ở phần sống mũi xuất hiện dạng đậu, màu xanh nâu, biểu thị bị sa dạ dầy, sắc tố của nó sâu hay cạn có liên quan đến bệnh trình dài hay ngắn; hai bên cánh mũi xuất hiện màu vàng nhạt hoặc màu xanh đậm hình elip là biểu thị viêm túi mật.
 
Phổi khai khiếu ở mũi, bệnh của phổi có thể phản ánh lên mũi. Khi thở cánh mũi phập phồng giao động, nếu là trẻ em là tà nhập nội hãm ở phổi, thuộc chứng viêm phổi nặng. nếu là người thành niên thì có phân hoãn cấp, chứng cấp đa số là bế đàm nhiệt ủng phế; chứng hoãn thì nếu bệnh lâu thấy kèm theo đầu đổ mồ hôi, tứ chi lạnh, mặt trắng nhợt là thuộc chứng phế khí hao tổn; sống mũi nổi gân xanh là cảm gió kèm theo đờm, đầu mũi lạnh là tỳ hư gây tả.
 
Nghiên cứu của Y học hiện đại đã phát hiện, qua quan sát từ mũi của một số người  có thể nhận biết được tình hình sức khỏe của người đó. Nếu mũi rất cứng, có khả năng bị xơ cứng động mạch, lượng colesteron quá cao; mũi phát sinh khối sưng, biểu thị tụy và thận có bệnh; đầu mũi sưng đỏ, có khả năng tim phát thũng hoặc đang to ra; mũi đỏ là biểu thị có bệnh ở tim và hệ tuần hoàn máu; mũi có màu nâu cọ, màu lam hoặc màu đen lẫn lộn, biểu thị tỳ, tụy có vấn đề; nếu trên mũi phát sinh mụn lở đầu đen, biểu thị là người ăn quá nhiều thực phẩm có lượng mỡ và sữa.
 
                                                                                                                        VIỆN VBI & RIAFR
                                                                                                                                Viện trưởng
                                                                                                                    CGCX Nguyễn Ngọc Sơn
 
 
 

 

CẢM TƯỞNG CỦA HỌC VIÊN
THÀNH TÍCH
TRẤN TRẠCH - MỘ TRẠCH - NÂNG SINH KHÍ
NHÂN TƯỚNG HỌC
BẠN CẦN BIẾT
CLB NĂNG LƯỢNG CẢM XẠ
  • Tổng bài viết đọc hôm nay: 4824
  • Tổng bài viết đọc hôm qua: 9037
  • Tổng bài viết đọc tháng này: 36152
  • Tổng bài viết đọc tháng trước: 124196
  • Tổng bài viết đọc năm nay: 1526460
  • Tổng bài viết đọc năm trước: 1536157
  • Tổng số khách truy cập hôm nay: 4824
  • Tổng số khách truy cập hôm qua: 9037
  • Tổng số khách truy cập năm nay: 1526460
  • Tổng số khách truy cập năm trước: 1536157
  • Số người trực tuyến: 45
New