(Tiếp theo phần 1)
6. Kén môi:
Là khi mới sơ khởi trên môi như hạt đậu, lớn dần lên như chiếc kén tằm, cứng và đau, đây là do tỳ vị tích hỏa kết tụ mà thành. Ban đầu là thực hỏa, lâu dần thành âm hư, cũng có trường hợp đờm kéo theo hỏa đổ dồn vào môi gây nên. Nếu để lâu không khỏi, sau lở loét ra như hoa, chảy nước chảy máu, đau đớn khó chịu, là nghịch chứng, cần phải xét đến khả năng ung thư môi.
7. Khẩu sang:
Trong môi miệng sinh ra những mụn nước to bằng hạt đậu có màu trắng, sau khi lở loét có màu trắng hoặc màu vàng to bằng hạt đậu, xung quanh sưng đỏ nóng rát mà đau, trong thời gian này có sốt nhẹ, gọi là khẩu sang hoặc là khẩu phá, nếu là ở trẻ em hoặc những người bị bệnh cam thì gọi là khẩu cam. Người bị thực chứng vết lở khắp miệng, màu đỏ tươi. Đa số là do tâm tỳ tích nhiệt thượng chưng lên miệng gây ra. Người bị hư chứng thì vết ban trắng nhỏ khắp miệng, màu đỏ nhạt, đa số là do âm hư, tâm thận bất giao, hư hỏa thượng công, hoặc trung khí thiếu hụt, nội sinh âm hỏa gây ra. Loại này dễ bị phát tác nhiều lần.
8. Lở miệng:
Trong niêm mạc khoang miệng bị rữa nát màu trắng, kiểu như râu nấm, màu đỏ gây ra đau, gọi là khẩu mê (lở miệng), thường có mùi vị đặc thù, đa số là do âm hư dương vượng, tỳ thấp nhiệt thịnh nội uất, dẫn đến tà nhiệt hun chưng vị khẩu mà thành.
9. Kiểu lở mồm ngỗng:
Trong niêm mạc khoang miệng trẻ em có biểu hiện lở loét, màng trắng khắp miệng, dạng giống như mồm ngỗng, gọi là lở mồm ngỗng. Nếu mùn trắng rải đầy như hoa tuyết thì gọi là miệng tuyết, đa số là do nhiệt ở hai kinh tâm tỳ gây ra, hoặc trong thời kỳ thai nhi phục nhiệt uẩn tích tâm tỳ, theo kinh lên khiếu miệng mà gây nên. Nếu mùn trắng lan dài tới cổ họng, lớp lớp nổi lên, giữa họng có tiếng đờm, mắt xanh môi tím, có thể là do tắc thở mà dẫn đến tử vong, không thể xem thường.
10. Phong môi:
Tức là hiện tượng môi miệng phát ngứa, sưng đỏ chảy nước, đau như lửa đốt, rạn nứt sùi mùn, giống như không có da, phần lớn phát sinh ở môi dưới, gọi là phong môi, còn gọi là phong miệng lừa. Phần lớn là do phong hỏa công lên Dương minh vị kinh gây ra.
11. Thư môi (nhọt môi):
Môi trên, môi dưới hoặc hai bên trái phải của môi phát sinh ra những vật to bằng hạt táo, màu tím, có đầu, cứng như sắt, đau đớn, thậm chí phát sinh hàn nhiệt giao tác, gọi là Thư Môi. Là do tỳ vị tích nhiệt mà thành.
12. Cam lưỡi môi:
thường xẩy ra ở trẻ em, trên 4 góc miệng sinh ra vết đỏ thẫm không có da, có thể rạn vỡ bất kỳ lúc nào, gọi là Cam Môi. Là do kinh Dương Minh bị thấp nhiệt vây lên mà thành.
13. Mộc môi:
Môi trên hoặc môi dưới bỗng nhiên sưng tấy, sờ thấy nóng rực, đau đớn hoặc cảm thấy tê dại, không cứng, không có đầu đinh, gọi là Mộc Môi, là do nhiệt ở tỳ vị công lên mà thành.
14. Hạch Môi:
Môi sưng lên sinh hạch, màu đỏ thẫm, ấn vào thấy cứng, gọi là Hạch Môi, do tỳ kinh thấp nhiệt ngưng kết mà thành.
15. Khuẩn Môi:
Môi miệng sưng to, lật lồi ra như nấm, sờ vào không có cảm giác đau, gọi là Khuẩn Môi. Do tâm tỳ tích nhiệt, khí trệ huyết ứ mà thành.
16. Sùi Môi:
Trên môi xuất hiện triệu chứng da sùi lên như vẩycá lật lên, da môi có cảm giác ngứa khó chịu, bóc ra thì đau và chảy máu, sùi rụng vẩy cũ lại sinh ra vẩy mới, triền miên khó khỏi, gọi là Sùi Môi. Là do phong táo ở tỳ, huyết không nhu táo mà nên.
17. Co Môi:
Môi trên môi dưới co lại lộ răng ra, da môi bỗng nhiên co ngắn, hoặc hai môi ngày càng co rút, cơ môi có hiện tượng co tóp, gọi là Co Môi. Người già bị co môi là chuyện bình thường, người trẻ đột nhiên bị co môi là biểu hiện thực chứng; môi co rút từ từ, cơ môi dần dần co tóp là bệnh thuộc hư chứng. Người thực chứng phần lớn là do bị trúng phong bế, hoặc trúng thử (cảm nắng), hoặc do đàm(đờm)bế; Người hư chứng thường là do trong tam âm có hàn, hoặc do bị kinh quyết (kinh giật), hoặc do động kinh, hoặc do nguyên khí tỳ vị hư suy, hoặc bị bạo thoát. Hầu hết đều biểu hiện dự báo diễn biến triệu chứng xấu.
18. Phồng rộp Môi:
Trên môi phát sinh những nốt phồng rộp to bằng hạt gạo hoặc hạt cao lương, có màu vàng, trong suốt hoặc vẩn đục màu máu, tụ tập thành đám. Gọi là phồng rộp môi. Phần da xung quanh nốt phồng không đỏ, không sưng tấy, không đau, chỉ hơi ngứa khó chịu. Hiện tượng này đa số cùng phát tác với phong nhiệt, cảm mạo, sởi, phế nhiệt ho, nói chung là chứng nhẹ, dễ trị.
19. Nứt Môi:
Trên phần môi bị nứt ra thành miệng khuyết, gọi là Nứt Môi. Hầu hết phát sinh ở môi trên, người nhẹ thì chỉ nứt đến phần tứ bạch môi, người nặng thì nứt tới tận lỗ mũi, làm cho lỗ mũi biến thành dạng cánh quạt. Hiện tượng này là do dị dạng bẩm sinh, trong thời kỳ thai nhi có sự phát triển không tốt gây nên.
20.Ung thư Môi:
Nếu thấy môi dưới có màu đỏ, viền ngoài môi có các nốt sưng lồi lõm không đều nhau, có gốc rễ chắc chắn, dễ bị chảy máu, sau khi phá loét bề mặt ngoài có mùi hôi thối. Cần phải xét đến khả năng bị ung thư môi.
* Trong trường hợp bề mặt niêm mạc môi dưới xuất hiện vết ban màu tím đen hình tròn hoặc hình elip, không cao hơn bề mặt da, ấn vào không mất màu, trường hợp này có thể trợ giúp thêm để chẩn đoán có khả năng ung thư đường tiêu hóa. Theo kết quả kiểm tra lâm sàng, tỷ lệ dương tính ung thư dạ dầy là 50%, tỷ lệ dương tính ung thư thực quản là 48%, tỷ lệ dương tính ung thư gan là 39%, tỷ lệ dương tính ung thư đường ruột là 38%.
21. Môi sưng nứt phá:
Môi bị lở loét, chảy nước, hoặc lở thành mảng, thấp nhiệt chưng lên, điểm lở loét có màu vàng đục, niêm mạc xung quanh đỏ thẫm. Phần lớn là do chứng thấp nhiệt; Điểm lở loét có màu xám trắng hoặc bẩn đục, niêm mạc xung quanh màu đỏ nhạt. Đa số là do chứng âm hư. Người bị sốt rét mà môi miệng sinh lở, là triệu chứng tà bệnh muốn giải.
22. Môi miệng đột nhiên sưng tấy:
Biểu hiện không đỏ, không đau, đây thường là do chứng thủy thũng phát sinh từ hệ thần kinh, mạch máu.
23. Môi miệng xuất hiện vết ban màu đỏ:
Nếu các vết ban đỏ mà ấn vào thấy mất màu, đây là triệu chứng mao mạch giãn nở có tính di truyền.
24. Vết ban Giun Đũa:
Bề mặt niêm mạc môi dưới xuất hiện các nốt mẩn màu đỏ nhạt hoặc màu trắng nhạt to bằng hạt kê, nổi lồi lên, nửa trong suốt, gọi là ban giun đũa, (hoặc mẩn giun đũa). Đây là tín hiệu báo có giun đũa trong đường tiêu hóa. Theo quan sát của các nhà y học đã phát hiện, trong 155 người có vết ban giun đũa thì có tỷ lệ 90,47% số người có giun đũa trong đường ruột; Trong số 186 người bị giun đũa trong đường ruột thì có 93,55% người có vết ban giun đũa trên niêm mạc môi dưới. Tỷ lệ dương tính của triệu chứng này về cơ bản gần khớp với các phương pháp thử nghiệm miễn dịch dưới da là 90,86%.
25. Các điểm trắng nhỏ trên môi trẻ em:
Khi trẻ em xuất hiện các triệu chứng: bụng trướng, rốn lồi, nổi gân xanh trên phần bụng, tứ chi tiêu gầy, đại tiện lỏng, có thể lật xem niêm mạc môi dưới nếu có xuất hiện các điểm trắng nhỏ như hạt tấm. Có thể chẩn đoán là bệnh Cam Tích. Mật độ điểm trắng thưa hay dầy tương ứng với số lượng trùng cam nhiều hay ít. Nếu không có các điểm trắng như đã nói trên là không phải bệnh cam tích.
26. Ở giải môi trên xuất hiện các điểm nhỏ màu trắng hoặc màu xám:
Có thể chẩn đoán là bệnh trĩ, qua kiểm tra thì độ chính xác đạt 80%.
27. Trên giải môi trên xuất hiện một hoặc nhiều vật to nhỏ khác nhau ( có thể dạng kết đốt hoặc kết thừng):
Bề mặt có màu xám tro hoặc màu phấn hồng, biểu thị đang tồn tại bệnh trĩ lậu. Vị trí kết đốt ở phần giữa môi, đa số là trĩ ngoại, điểm kết đốt ở bên cạnh môi, phần lớn là trĩ nội. nếu ở bên trái giải môi, thì hạt trĩ phát sinh phía bên trái hậu môn, điểm kết đốt phía bên phải giải môi thì hạt trĩ phát sinh phía bên phải hậu môn, vị trí kết đốt ở vào khoảng 1/3 của phần giữa môi thì hạt trĩ phát sinh ở vị trí khoảng từ 4à 8 giờ. Nếu xuất hiện thành dạng xoắn thừng, biểu thị đã thành ống rò, xoắn thừng xuất hiện càng gần chính giữa môi thì điểm rò lậu càng gần sát ngoại vi hậu môn, nếu cách xa điểm giữa môi thì điểm ống rò lậu càng sâu. Số lượng các vật kết đốt hoặc xoắn thừng nhiều hay ít tương ứng với số lượng hạt trĩ hoặc ống rò. Nếu điểm kết đốt có màu trắng mà cứng là thời gian sinh trưởng của hạt trĩ tương đối dài, kết đốt màu đỏ mà mềm là thời gian sinh trưởng của hạt trĩ khá ngắn. Nếu kết đốt màu đỏ nhiều mà số kết đốt trắng ít mà mềm xốp, biểu thị cơ thắt hậu môn mềm, hoặc do hạt trí gây ra thoát hậu môn. Đối với những người cao tuổi bị chứng này thường đồng thời tồn tại hạt trĩ và lòi dom, trên giải môi thường xuất hiện kết đốt màu đỏ thẫm, trên kết đốt hơi có màu phớt trắng. nếu trên môi trẻ em thì sự thể hiện càng rõ nét hơn so với tuổi già. Các nhà y học đã căn cứ vào phương pháp này để kiểm tra đối với 41 người, tỷ lệ phù hợp dương tính đạt 98%. Qua quan sát 730 người và kiểm tra 430 người có bệnh trĩ lậu ở hậu môn, trong đó có 388 người có kết đốt và chuyển đổi thành xoắn thừng ở giải môi, chiếm tỷ lệ 90,23%. Trong 730 người thì có 427 người có triệu chứng thay đổi giải môi, 400 người bị rách trĩ lậu, tỷ lệ dương tính chiếm 93,67%.
28. Các nốt mẩn trên giải môi:
Xung quanh giải môi, trên niêm mạc môi có các nốt mẩn to bằng hạt kê hình tròn, hơi nhô cao lên trên bề mặt niêm mạc, màu sắc trong suốt, phần chân đế hơi đơ, đây cũng là một dạng ban giun đũa. Căn cứ vào đó có thể chẩn đoán trẻ em bị giun đũa, tỷ lệ dương tính đạt 96%.
(Còn nữa)
VIỆN VBI & RIAFR
Viện trưởng
CGCX Nguyễn Ngọc Sơn