Vô thường (1)

Ngày tạo: 14-06-2017

Tháng ngày hối hả trôi đi, đời người ngắn ngủi thoáng chốc đã già. Mới ngày nào còn là cậu bé vô tư nay đã là ông già vô tư... như cậu bé. Hạnh phúc do mình tạo ra, cuộc đời ngẫm lại có gì đâu, sinh rồi lại tử - hợp rồi lại tan, theo quy luật cả thôi mà. Bất cứ sự vật nào trên đời hễ phát đạt đến cực điểm rồi sẽ bị đại biến, vật cùng tắc biến; nghĩa là nó trở lại cái mâu thuẫn trước kia của nó, đây là qui luật thường tình của tạo hoá. 
 
Nhưng ai biết đâu là chỗ cùng cực của nó, biết đâu phúc đó là họa đó? Mà họa đó lại là phúc đó?. Phúc họa xen lẫn nhau không biết đâu mà dứt. Hay nói một cách khác, không bao giờ có phúc mà không có cái họa tàng ẩn và ngược lại, đó là bề mặt nổi của sự đời. Cũng như thiện thì đi với ác, cái nhục thì đi với cái vinh âu cũng là quy luật của vũ trụ. Mà trong kinh của Đức Phật đã nói "sinh, trụ, hoại, diệt", đấy là lẽ vô thường bởi phần đông người ta không suy tư theo biện chứng, nên không nhận rõ luật mâu thuẫn nên cứ mải mê lặn ngụp ở dòng đời bon chen. Người đời phần đông không cho thế là đúng nên thường có cái ảo vọng, đem lấy cái phải để trừ tuyệt cái trái và suy tưởng theo luận lý hình thức. Thời gian diễn biến từ có thành không, từ không thành có, có khi rất mau lẹ có khi rất chậm chạp từ từ hoặc trì trệ từng giờ, từng ngày, từng tháng, từng năm. Có khi gần hết cả cuộc đời chỉ có mỗi chữ "Ngộ" thôi mà sao phức tạp thế? đó là lẽ vô thường.
 
 
Nếu nói như thế thì có nghĩa là ta không có niềm tin hay sao? Bi quan thế sao?, người đời thường hiểu sai lạc. Nếu vậy thì chẳng cần phải làm gì, để mặc tới đâu hay tới đó theo quy luật tự nhiên. Nếu cứ chờ đấy, chẳng bao giờ cần phải tìm đến một chân lý "Giác ngộ và Giải thoát" thì khác nào đói phải ăn, khát phải uống!. Nhưng ăn uống cũng phải có chừng mực, vượt quá chừng mực là vượt quá tự nhiên, không thể gọi là tự nhiên được nữa.
 
Muốn hiểu cặn kẽ chữ "Vô thường" chúng ta phải tìm đến đạo, chỉ có đạo pháp mới giúp chúng ta ít riêng tư, ít tham dục. Khi đã ít riêng tư, ít tham dục đó là vô thường rồi. Đó chính là chân lý mà thầy Rang Xi ZanPo tôi vẫn dạy. (còn nữa)
                                                                                       
(Thiện Đức - đệ tử của Thầy RangXi ZanPo)
                                                                                                                            VIỆN VBI
CẢM TƯỞNG CỦA HỌC VIÊN
THÀNH TÍCH
TRẤN TRẠCH - MỘ TRẠCH - NÂNG SINH KHÍ
NHÂN TƯỚNG HỌC
BẠN CẦN BIẾT
CLB NĂNG LƯỢNG CẢM XẠ
  • Tổng bài viết đọc hôm nay: 924
  • Tổng bài viết đọc hôm qua: 4439
  • Tổng bài viết đọc tháng này: 130138
  • Tổng bài viết đọc tháng trước: 150574
  • Tổng bài viết đọc năm nay: 444746
  • Tổng bài viết đọc năm trước: 1757484
  • Tổng số khách truy cập hôm nay: 924
  • Tổng số khách truy cập hôm qua: 4439
  • Tổng số khách truy cập năm nay: 444746
  • Tổng số khách truy cập năm trước: 1757484
  • Số người trực tuyến: 68
New