Con người không nằm ngoài qui luật Âm - Dương của vũ trụ, vạn vật cũng không nằm ngoài qui luật đó.
Khoa học ngày nay đã phát triển lên một tầm cao mới, đã có các Viện nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực tâm linh học; mục đích để lý giải được các hiện tượng đang hiện hữu trong vũ trụ và môi trường sống xung quang cuộc sống con người. Thuyết "Thiên - Địa - Nhân" ngày càng được khẳngđịnh rõ nét trên diện rộng. Con người là tế bào của vũ trụ, chịu các tác động đến từ vũ trụ nhưng lại có thể điều hòa được vũ trụ. Khí hậu và môi trường sống tác động rất lớn đến tâm sinh lý, đôi khi cản trở lớn tới tư duy và hành động của con người. Nhãn tiền chúng ta thấy: khi cuộc sống thuận lợi, con người thường hả hê với những gì mình có; thế nhưng khi gặp khó khăn, con người thường đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc đổ lỗi cho người khác; họ đâu có biết khó khăn ấy từ đâu?. Khó khăn thường nảy sinh từ lòng tham, sân hận và đố kỵ; nếu biết bằng lòng với chính mình, bằng lòng những gì mình có thì mọi khó khăn sẽ tan biến. Khó khăn sẽ đưa con người không có bản lĩnh sống lâm vào cảnh hoang mang dẫn tới có nhiều hành động tiêu cực không đáng có. Họ đã tìm đến những nơi không bao giờ hiểu nó là gì đó là nhờ đến "Tâm linh cứu giúp" bằng nhiều phương cách khác nhau:
1/ Lễ bái cuồng tín (tin vào Đấng nào đó rất mù mờ trong trạng thái vô vọng);
2/ Đốt vàng mã tặng các Thần linh (nhưng không biết vị Thần linh đó có nhận được hay không;
3/ Tự giam mình trong nhà hoặc xa lánh mọi người ở những nơi hưu quạnh;
4/ Bỏ mặc người thân, không giao tiếp với bất kỳ ai;
5/ Tự ngộ nhận mình là một đấng tối cao nào đó;
Sức tưởng tưởng tượng của con người là vô hạn; họ có thể tưởng tượng ra mọi thứ hòng đánh lừa tâm thức của chính mình. Ở những người ít học thức và kém hiểu biết họ luôn nhìn sự vật một cách phiến diện và không có lối thoát. Khi gặp bất trắc ập đến họ thường đổ lỗi cho người khác hoặc đổ lỗi cho hoàn cảnh, không bao giờ dám đối diện với sự thật; Họ thường buông xuôi qui tội hoặc phó mặc cho số phận. Họ ngồi trầm ngâm, suy tư, nghĩ mưu trong cái tâm bất an của mình; rồi họ buông ra những lời nói viển vông không dựa trên bất cứ cơ sở lý luận nào.
Viện trưởng Nguyễn Ngọc Sơn (đứng gữa-áo đỏ) du xuân cùng các thành viên CLB Năng lượng Cảm xạ (Kiếp Bạc - Xuân 2015)
Lăng kính Tâm linh soi người ngộ nhận
1- Có những người tự xưng mình là con nhà Phật vì đã đi Chùa được hơn 20 năm, nói gì cũng “Phật - Pháp -Tăng” chứng dám, nhưng khi được hởi kỹ : “Tam Bảo là gì” thì họ trả lời như sau:
- Phật: là 3 pho tượng ở chính điện;
- Pháp: là 2 ông Hộ Pháp “ Thiện - Ấc” đứng hai bên tam bảo hoặc trước cổng chùa;
- Tăng: là các Sư nam và Sư nữ.
Đức Bổn Sư Thích Ca đã dạy rằng:
- Phật: là ánh sáng giúp chúng sinh thoát ra khỏi u mê từ trong tiềm thức, giác ngộ những điều mắc phải sai lầm trong cuộc đời để giải thoát khổ đau, sân hận...
- Pháp: là các bài học, các bài Kinh kệ, các đồ hình ManDaLa. Pháp là con đường dẫn dắt chúng sinh luyện tập vượt qua mọi thử thách, luyện cho Thân - Tâm an lạc, giảm hận thù, nhìn nhận mọi sự việc một cách khách quan nhất, khơi dạy lòng từ bi, hỷ xả...
- Tăng: là tăng đoàn yêu đạo Phật, cùng nhau tu tập với lòng thành kính Phật. Cứ bốn người cùng nhau tu tập Phật Pháp trong phái Cổ Mật Kim Cương Thừa đã được gọi là Tăng Già.
2- Nhiều người thường xuyên đi chùa hoặc sinh hoạt trong một tăng đoàn Phật Tử nào đó nói: “Tu Phật là để sau khi chết đi sẽ được siêu thoát về đất Phật”.
Đức Phật dạy rằng: “Tu là để sử chữa các lỗi lầm trong tiềm thức, để giác ngộ các hành vi, lời nói, tâm thức; tiếp đến mới có thể giải thoát được hệ tư tưởng. Chỉ khi đạt được như thế mới có cuộc sống chất lượng và đích thực, lúc này mới có thể giúp đỡ được các chúng sinh khác thoát khỏi bờ Mê...”.
3- Trong những ngày giỗ chạp, chúng ta hay quay đầu gà ra phía ngoài, quay mông gà vào bát hương như vậy có phải cho các Cụ nhà ta “Ngắm gà khỏa thân” không?. Vậy nên: Cúng gà thì quay đầu Gà hướng vào bát hương. Cúng đầu lợn thì quay ra, nếu dâng cúng lợn nguyên con thì sắp đặt như cúng gà hoặc dặt nằm ngang đầu hơi quay vào phía bát hương thờ.
4- Chúng sinh mua quả thắp hương dâng cúng Tiên Tổ hoặc Chư Phật đại bộ phận mua những thứ quả xanh để...chín dần trên Ban Thờ hoặc những quả không ăn được nhưng lâu hỏng để...đẹp con mắt. Trên thực tế Trần sao Âm vậy, nên dâng cúng những quả thơm ngon, mầu sắc đẹp mắt chắc chắn Đức Phật hay các Cụ Tổ sẽ rất hoan hỷ.
5- Hủ tục đốt vàng mã từ phương bắc tràn xuống Việt nam từ thế kỷ thứ 15 để dâng cúng thần linh, sau biến tấu thành cúng cả cho các Cụ Tổ dòng họ. Trên thực tế vàng mã đốt rồi thì ai dùng được nữa, chỉ tốn tiền vô ích mà thôi. Trong khi ấy gà ngồi trên mân xôi còn “bay nhảy” xuống đất, thổi “phù” rồi lại dâng cúng thì thử hỏi Thần Linh nào chấp nhận được?.
Những điều nên tránh:
1- Không nên để dao trên bàn thờ hoặc mân thờ cúng (không tốt);
2- Không để tỏi, ớt lên bàn thờ (gây mùi hôi);
3- Không đặt, để gương soi trên bàn thờ (không tốt);
4- Đèn trên bàn thờ luôn bật sáng (lấy sinh khí);
5- Không được để hoa quả héo khô lưu cữu lâu ngày (mất lộc);
6- Không dùng đèn dầu hỏi (gây mùi hôi)
7- Nên dùng đèn dầu thơm hoặc thắp nến khi thắp hương;
8- Thay nước, thắp hương hằng ngày (rất có lộc);
9- Nên dâng cúng mâm cơn chayvào các ngày Giỗ - Chạp.
Tản mạn đôi nét Tâm Linh cùng các học viên Năng lượng cảm xạ và Quí vị yêu đạo Phật. Chúc một năm mới tràn đầy sức khỏe, nhiều niềm vui, tu luyện Phật Pháp luôn được linh ứng.
VIỆN VBI
Cư sĩ: RangXi ZanPo