Nhãn Chẩn là thông qua quan sát mọi sự biến đổi khác thường của đôi mắt để chẩn đoán mọi bệnh trong cơ thể con người. Có tác dụng chẩn đoán, dự đoán sự phát sinh bệnh tật, cung cấp thông tin cho người bệnh những căn cứ để điều trị và dự phòng.
Mắt là cơ quan thị giác. Khí huyết của 12 kinh, 365 lạc đều hiện lên ở mắt, tinh dương khí của các kinh lạc đều dồn rót lên mắt mà làm tinh của mắt. Vì vậy, thông qua quan sát mọi sự biến đổi của mắt ta có thể biết được tình trạng khỏe yếu của bản thân đôi mắt, các kinh lạc, gân cốt, tinh thần, khí huyết và các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Sở dĩ đôi mắt có thể nhìn thấy vạn vật, phân biệt được màu sắc, đều là nhờ vào sự nuôi dưỡng của tinh khí Lục Phủ Ngũ Tạng. Ngược lại khi lục Phủ ngũ Tạng có sự thay đổi mất cân bằng thì sẽ có phản ứng lên đôi mắt, thậm chí có thể gây ra bệnh cho mắt. Từ đó ta có thể thông qua quan sát những biến đổi khác thường của mắt để dự đoán mọi sự thay đổi có liên quan đến lục Phủ ngũ Tạng. Nói theo cách khác là “ nhìn cây biết mầm bệnh sau này”.
Trên một phương diện khác thì đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, nhìn vào đôi mắt có thể biết được tâm ý của người đó, là người thông minh, hiền thục, phúc hậu, thành đạt, hay là người gian tham, độc ác, nham hiểm, ngu dốt, khờ dại, vv…
Phương pháp quan sát mắt theo Y Học ta có thể chia thành 5 phần, còn gọi là Ngũ Luân như sau:
Sơ đồ phân thuộc ngũ luân của Mắt
1. Nhục Luân: ( mí mắt), thuộc Tỳ ;
2. Huyết Luân: (khóe mắt), thuộc Tim ;
3. Khí Luân: (phần bạch nhãn, tức lòng trắng), thuộc Phổi ;
4. Phong Luân: (phần hắc tinh tức lòng đen), thuộc Gan ;
5.Thủy Luân: (con ngươi hay đồng tử), thuộc Thận.
Học thuyết Bát Khuếch:
Theo học thuyết Bát Khuếch thì phân chia con mắt thành 8 bộ phận tương ứng với các Tạng Phủ. Các bộ phận tương ứng sở thuộc của Tạng Phủ tương ứng đó là:
- Thủy Khuếch tức là Đồng Tử, là nơi tương ứng sở thuộc của Bàng Quang ;
- Phong Khuếch tức là phần hắc tinh, là phần tương ứng sở thuộc của Mật ;
- Thiên Khuếch tức phần bạch tinh, tương ứng sở thuộc của Đại Tràng ;
- Địa khuếch là phần nhãn bao trên và dưới, tương ứng với Dạ Dầy ;
- Hỏa Khuếch là phần khóe trong mắt, là nơi tương ứng của Tiểu Tràng ;
- Lôi Khuếch là phần dưới của khóe trong mắt, là nơi tương ứng với Mệnh Môn ;
- Trạch Khuếch là khóe ngoài của mắt, là nơi tương ứng sở thuộc Tam Tiêu ;
- Sơn khuếch là phần trên khóe ngoài mắt, là nơi tương ứng sở thuộc của Bào lạc.
Nhãn tượng là nơi biểu thị các khu vực tương ứng của Ngũ Tạng
* Khóe mắt trong và khóe mắt ngoài là nơi phản ứng tương quan sở thuộc của Tâm Tạng, huyết lạc của Tim, do bởi Tim chủ về huyết, tinh của huyết là Lạc.
* Trong vòng Nhãn Cầu là nơi tương ứng sở thuộc của Can Tạng, Gan chủ về Gân, tinh của Gân là Hắc Tinh (Nhãn Cầu).
* Phần Bạch Tinh (lòng trắng) là nơi tương ứng sở thuộc của Phế Tạng. Phổi chủ về khí, Tinh của khí là Bạch Tinh.
* Đồng Nhân (Đồng Tử) là nơi tương ứng sở thuộc của Thận Tạng, Thận chủ về cốt, tinh của cốt là Đồng Tử.
* Nhãn Bao là nơi tương ứng sở thuộc của Tỳ Tạng. Tỳ chủ về cơ bắp, tinh của cơ bắp là Nhãn Bao.
Các biểu hiện về bệnh tượng
1. Trên phần Bạch Tinh nếu xuất hiện màu đỏ. Biểu thị có bệnh ở Tim, có màu trắng nhợt là bệnh ở Phổi, Nếu có màu vàng là bệnh ở Tỳ, màu xanh là có bệnh ở Gan, có màu đen là có bệnh ở Thận. Nếu phần Bạch Tinh có màu vàng thì đa số là bị bệnh Hoàng Đản.
2. Phần khóe mắt nếu có màu đỏ là Tâm hỏa vượng, nếu có màu trắng nhạt là Tâm Huyết hư tổn, nếu có màu xanh là bệnh ở Gan.
3. Nếu vành mắt trên và dưới đều thâm quầng màu xanh hoặc màu xám tối, phần trên Bạch Tinh có nhiều tia máu đỏ chạy xuyên qua mắt, vành mắt hơi sưng, đỏ, sắc thái tỏ ra mệt mỏi. Phần lớn là do thần kinh căng thẳng, lao tâm quá độ, mất ngủ nhiều, thần kinh suy nhược, buồn phiền ức chế.
4. Mí Mắt có màu đỏ mà ướt, mềm: là Tỳ hỏa vượng. Nếu có màu vàng đỏ là bị thấp nhiệt, nếu màu ấm tối là Thận hư. Đa số là do các chứng đau gây ra. Mí mắg trên dưới tươi sáng quá là bệnh đờm loãng. Nếu mí trên ám tối là chứng hàn đờm, mí dưới đen xám là đờm loãng. Nếu mắt đen mà má lại có màu đỏ là đờm nhiệt. Nếu mí mắt xuất hiện. Nếu mí mắt xuất hiện màu tím hoặc phát xanh là hầu hết do xuất huyết dưới da, bị thương ở phần ngoài mắt hoặc do thiếu máu.
5. Giai đoạn trung niên, nếu thấy trong khóe mắt xuất hiện những nốt màu vàng, đó là do mỡ lắng đọng gây ra.
6. Nếu thấy Nhãn Cầu lồi nhô lên mà gáy bị sưng to là do chức năng tuyến Giáp Trạng mạnh quá mức bình thường. Nhãn Cầu lồi nhô mà bị thở gấp là triệu chứng viêm Phổi.
7. Mắt đờ đẫn mơ màng như ngủ, lộ Tinh là Tỳ Vị cực hư, Mắt cứ nhìn ngang liếc dọc không yên là do Can Phong nội động. Mắt cứ nhìn lật ngược lên, hoặc trừng trừng nhìn thẳng, đối nhãn hoặc lật ngược lên, là bệnh tình quá nặng, nguy trong sớm tối mà thôi.
8. Hốc măt mọng nước, hai mí mắt trên dưới đều sưng là do Tỳ hư, Tỳ nhiệt gây ra. Người già thấy mí mắt dưới sưng tấy, là do Thận khí hư suy. Sáng ngủ dậy thấy mí mắt sưng tấy là chứng viên thận cấp tính. Mí mắt và cả 10 ngón tay đều sưng là do ho lâu ngày.
Hốc mắt lõm sâu, Nhãn Cầu hõm xuống, là tinh khí của lục Phủ ngũ Tạng suy nhược, bệnh tình khá nặng.
9 - Mắt mệt mỏi, đau sưng, khô ráp mà lõm xuống, là do mắt bị căng thẳng mệt mỏi quá độ.
10 - Mắt đờ đẫn nhìn lơ mơ vào một chỗ, không linh hoạt là bệnh về tinh thần và triệu chứng thần chí khác thường.
11 - Tuyến lệ bị khô tóp là điềm con cái không vượng.
Phương pháp chẩn đoán cục bộ:
A. Nhãn Thần:
1. Triệu chứng bình thường: Một người khỏe mạnh thì đôi mắt sáng sủa, sáng quắc mà có thần, lòng trắng nhuận sáng, lòng đen trong suốt, đồng từ co giãn bình thường tùy theo sự phản ứng mạnh yếu của ánh mắt mà giãn ra hoặc co vào, nhãn cầu chuyển động linh hoạt như ý.
2. Triệu chứng khác thường: Ánh mắt đờ đẫn ngâydại, mắt vẩn đục, phản ứng chậm chạp, thường có biểu hiện hứng phấn hoặc vui buồn bất thường và quá độ - Đây là biểu hiện của những người mắc bệnh thần kinh.
VIỆN VBI & RIAFR
Viện trưởng
CGCX Nguyễn Ngọc Sơn