Nhân trung còn có tên là “Thủy Câu”, là một rãnh sâu nằm chính giữa môi trên, phía dưới mũi. Trong các Y Tịch cổ thường lấy vị trí “dưới mũi” để biểu thị Nhân Trung. Trong lâm sàng thông qua quan sát hình thái, sắc trạch, ôn độ, và sự biểu hiện khô ướt, vv của Nhân Trung để chẩn đoán bệnh tật, gọi là phương pháp chẩn Nhân Trung.
Phương pháp chẩn đoán Nhân Trung thấy sớm nhất trong tác phẩm “Nội Kinh”, trong sách có trình bày cách nhìn sắc trạch, hình thái Nhân Trung để suy đoán bệnh tật ở Bàng Quang và Tử Cung. Trong “Linh Khu . Ngũ Sắc” cũng có nói: “phía dưới diện vương là bàng quang và tử cung”, và “ Môi dầy, nhân trung dài dĩ hậu tiểu tràng”. Trương Cảnh Nhạc cũng có nói: “ Phía dưới diện vương là nhân trung, là nơi ứng đối bàng quang và tử cung”. Các nhà y học cổ đại khi quan sát chẩn đoán nhân trung, thường có kèm phụ thêm các phạm trù khác như miệng, môi, mũi. Trong “Linh Khu . Kinh Mạch” phần “Khẩu oa chẩn thần” có nói: “chính khí dẫn tà, oa tịch bất toại”, hoặc : bệnh trúng phong, dưới mũi đỏ đen lẫn lộn, sùi bọt mép thâm thẳng đơ, 7 ngày thì chết. Trải qua các triều đại lịch sử, các nhà y học cổ truyền cũng đều có trình bày tương tự, như trong “Y học cương mục” đã nêu: bệnh méo mồm lệch mắt là do phong, bệnh của nó thuộc dạ dầy, vv. Từ giữa thế kỷ 20 đến nay đã có hai bộ tài liệu cao cấp “ Trung y chẩn đoán học” có đề cập đến sự thay đổi dài ngắn của nhân trung, dự báo điều lành dữ của bệnh tật, đồng thời cũng có một số tài liệu nêu lên vấn đề quan sát nhân trung để dự đoán tình trạng tử cung. Nhân trung chẩn pháp ngày càng được mọi người coi trọng.
Nguyên lý chẩn đoán
1 – Vị trí của Nhân Trung là nơi quan trọng giao nhau của Kinh Lạc, là nơi kinh khí xuyên suốt, có quan hệ mật thiết với kinh mạch. Mạch Thủ dương minh đại tràng kinh “giao nhân trung”, Túc dương minh vị kinh “kẹp sát vành môi”, Túc quyết âm can kinh “ trong vành môi”, Thủ thái dương tiểu tràng kinh “ từ dưới mũi lên khóe trong mắt”,vv. Do bởi mối quan hệ lạc thuộc của các kinh mạch, tạo cho nhân trung có mối liên hệ vơi các kinh mạch và các tạng phủ tương ứng của nó. Vì vậy, mọi sự thay đổi chức năng của các tạng phủ cơ thể và khí huyết, tân dịch, vv, đều được phản ánh qua sự thay đổi sắc trạch, hình thái, nhiệt độ, vv của nhân trung.
2 – Do bởi các mạch Xung, Nhâm, Đốc đều bao gồm trong phần hội âm cơ thể, khi tuần hành đi lên thì 2 mạch Nhâm và Đốc đều trực tiếp giao hội ở nhân trung, Xung mạch cũng có một chi lạc mạch vòng quanh ở môi có liên quan đến nhân trung. Nhâm mạch là bể của âm kinh, thống lĩnh các âm; Đốc mạch là bể của dương kinh, thống lĩnh các dương, khí của nó đều thông với thận, vì vậy, nhân trung là nơi tụ hội của kinh khí cơ thể, nó không chỉ phản ánh tình trạng bệnh tật của các tạng phủ, kinh lạc, mà còn phản ánh sự tồn vong của dương khí và sự thịnh suy của thận khí. Nhân trung là nơi trọng yếu phản ánh mọi vấn để của thận, mệnh môn và dương khí, quan sát chẩn đoán nhân trung có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc chẩn đoán bệnh tật của hệ thống thận, tiết niệu, sinh dục.
3 – Nhìn từ góc độ sinh học cơ thể, nhân trung và tử cung có mối quan hệ sinh học nhất định. Do sự hình thành khác thường của tử cung có liên quan đến sự phát triển khác thường của trung thận, bàng quản, mà thời kỳ hình thành của trung thận bàng quản cũng vừa đúng vào thời kỳ hình thành của môi trên(nhân trung), tức là vảo tuần thứ 6 à 7 của sự sinh trưởng phôi thai. Nếu trong thời kỳ phôi thai này có sự ảnh hưởng của nhân tố nào đó có thể gây nên sự biến dị đồng bộ về mặt hình thái. Vì vậy mới nói rằng, quan sát mọi sự thay đổi hình thái của nhân trung có thể phản ánh tình trạng của hệ thống tiết niệu và hệ thống sinh dục nam và nữ.
Phương pháp chẩn đoán
Quan sát chẩn đoán nhân trung lấy vọng chẩn là chính, bao gồm quan sát sắc trạch (các màu trắng, đỏ, đen, vv), hình thái của nhân trung dài hay ngắn, sâu hay cạn, rãnh nhân trung có nốt lồi lõm, khuyết hãm hay không, trong rãnh nhân trung có đường vân cắt ngang, dọc hay không, nhân trung thẳng hay xiên sang trái, phải, vv. Kế đến là phương pháp thiết chẩn, sờ tay kiểm tra nhiệt độ nhân trung (nóng, lạnh), thấp độ ( ra mồ hôi, khô táo, vv). (Xem hình minh họa nhân trung).
1 – Phương pháp trắc lượng độ dài của nhân trung so với tiêu chuẩn:
Để xác định độ dài ngắn của nhân trung, có thể tham khảo những quy định có liên quan trong “sổ tay trắc lượng thân thể”. Lấy từ điểm dưới mũi (tức từ giao điểm giữa vách ngăn của mũi với đỉnh của môi trên đến trung điểm đường viền môi trên, đó là độ dài của nhân trung. Nếu rãnh nhân trung dài dưới 12mm là nhân trung ngắn, độ dài nhân trung vừa phải là từ 12mm đến 19mm, nếu dài hơn 19mm là nhân trung dài.
2 – Phương pháp quan sát độ sâu cạn của nhân trung so với tiêu chuẩn: Người kiểm tra ngôi đối diện với người được kiểm tra, dùng đèn tụ tiêu chiếu ngang mặt cạnh của rãnh nhân trung, tia sáng chếch với mặt bằng môi trên một góc từ 300 đến 450, quan sát hai cạnh viền bên của rãnh nhân trung, nếu cao lên rõ ràng, đường rãnh nhân trung sâu xuống và bóng tối của rãnh rõ rệt, là nhân trung sâu; nếu đường viền nhân trung không cao lên rõ ràng, không phân minh rõ rệt giữa nhân trung và môi trên, đường rãnh nhân trung bằng đầy, hoặc môi trên bằng đầy, tức là nhân trung bằng đầy, hầu như không có nhân trung; Nếu nhân trung ở mức giữa hai dạng là nhân trung bình thường.
3 – Phương pháp quan sát hình thái nhân trung so với đặc trưng khác thường: Về phương pháp quan sát cũng giống như phương pháp thứ 2, chỉ là quan sát kỹ hơn về bề mặt nhân trung xem có các nốt, chấm, hoặc đường vân nhăn, đường gờ, vết sẹo trên nổi lên trên rãnh nhân trung hay không, hình thái, màu sắc của các nốt, đường vân, vết sẹo đó ra sao, độ dài ngắn của các đường vân ngang, dọc, xiên trên nhân trung như thế nào. biểu hiện màu da của các nốt, điểm đó trên nhân trung như thế nào, có sưng đỏ hay không, có thể phân biệt với dạng viêm túi chân lông; đường vân nhăn ngang trên nhân trung có nhìn thấy rõ hay không, đa số thường là khi cười mới thấy nếp nhăn ngang rãnh nhân trung; Rãnh nhân trung phân chia môi trên thành hai phần bằng nhau, cân đối, là đường cơ chuẩn hai bên trái phải của cơ thể, biểu thị cơ thể phát triển bình thường. Nhân trung của người bình thường ngay ngắn, không xiên lệch, độ dài vừa phải, khoảng bằng một đốt ngón tay trỏ; đường viền hai bên rõ ràng, phía trong tức phía trên giáp mũi hơi nhỏ hơn, phía ngoài tức phần giáp môi rộng hơn. Đối với người thân cao, mặt gầy dài thì nhân trung hơi dài, người béo thì mặt ngắn thì nhân trung hơi ngắn, người béo mặt rộng thì nhân trung hơi rộng, người gầy mặt nhỏ nhân trung hơi hẹp. Ôn độ và màu sắc của nhân trung cùng hòa đồng với ôn độ và màu sắc khuôn mặt. Loại hình nhân trung nói chung cơ bản như hình vẽ minh họa.
Vận dụng lâm sàng
1. Nhân trung chỉnh tề ngay ngắn, hình thang, trên hơi hẹp, dưới hơi rộng, độ sâu rãnh vừa phải, đường viền rõ ràng phân minh, đều đặn, đối xứng, là hình thái nhân trung bình thường, biểu thị tử cung, âm kinh và hệ thống sinh dục phát triển tốt, nữ giới có nhân trung như vậy là chức năng âm kinh, rụng trứng và sinh dục bình thường.
2. Nhân trung ngắn cạn: Nếu nhân trung quá ngắn, cạn, rãnh nhân trung bẹt, bằng, đường viền lờ mờ không rõ ràng phân minh, màu sắc nhạt, biểu thị tử cung nhỏ, phát triển không bình thường, thuộc dạng tử cung ấu trĩ, cổ tử cung ngắn mà phát dục kém, đa số không sinh trưởng màng trong, hoặc cổ tử cung mềm nhão, thường hay bị sẩy thai; nếu là nam giới thì thường là âm kinh ngắn nhỏ, tinh hoàn bẩm sinh chức năng phát triển không tốt. Theo quan sát trong lâm sàng, loại người này tính dục thấp, hoặc không phát triển hệ thống sinh dục, nữ giới có thể kinh nguyệt lần đầu bị chậm, lượng kinh ít. Nam giới có thể bị liệt dương, di tinh, kiểm tra tinh dịch có thể thấy tinh trùng hoạt động dưới 50%, số lượng tinh trùng ít. Theo báo cáo, độ dài nhân trung ngắn hơn đốt giữa 0,5cm trở lên, nam giới có thể xuất hiện triệu chứng liệt dương, di tinh hoặc bất dục. Kiểm tra tinh dịch thấy tinh trùng chết khoảng 70%.
3. Rãnh nhân trung hẹp mà dài, đường viền rãnh rõ ràng, hoặc đoạn giữa nhỏ mà đoạn trên và dưới hơi rộng, màu ám tối, là loại nhân trung dài hẹp. Biểu thị tử cung nhỏ hẹp, cổ tử cung hẹp mà dài, nam giới có thể bao da quá dài hoặc quá căng, nữ giới đa số hay bị thống kinh(hành kinh đau bụng). Theo báo cáo, độ dài nhân trung dài hơn đốt ngón tay giữa, nữ giới thường thấy sa tử cung, nếu rãnh sâu thì đa số tử cung lùi về phía sau, rãnh cạn thì thiên về phía trước. Nếu rộng thì tử cung có khối u cơ.
4. Nhân trung trên rộng dưới hẹp như hình lê đảo, gọi là nhân trung hình lê đảo. đa số tử cung nghiêng về phía trước hoặc dịch về phía trước, thường có hiện tượng hành kinh trướng đau.
5. Nhân trung trên hẹp dưới rộng, hình chữ bát (八 ), đa số tử cung bị nghiêng về phía sau hoặc hậu vị, thường biểu hiện khi hành kinh bị đau mỏi lưng, nếu người bị nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, thường thấy ở những người có dáng thấp béo.
6. Nhân trung không ngay ngắn: Đường rãnh nhân trung có thể bị lệch về một bên phải hoặc bên trái do đường viền một bên nào đó không bình thường (loại trừ bẩm sinh bị tổn thương hoặc do thần kinh gây biến dạng mũi và rãnh môi). Gọi là loại nhân trung lệch. Nếu nhân trung lệch về bên trái, biểu thị hình thể tử cung nghiêng về bên trái, nhân trung lệch về bên phải thì thể tử cung thiên về phía sau. Theo sách tướng thuật thì Đối với nam giới, nhân trung xiên sang phải thì dương vật cũng xiên sang bên phải. và ngược lại.
VIỆN VBI & RIAFR
Viện trưởng
CGCX Nguyễn Ngọc Sơn