Tô diệp (lá Tía tô)
Tính vị: Vị cay, tính ôn. Vào 2 kinh Phế và Tỳ.
Tác dụng: Tán phong hàn, làm cho ra mồ hôi, chữa ho, giúp sự tiêu hoá, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo. Còn có tác dụng chữa bị ngộ độc, nôn mửa, đau bụng do ăn cua cá, an thai.
Tử tô tử (hạt Tía tô)
Tác dụng: Chỉ ho, tiêu đờm, chữa hen suyễn, tê thấp.
Tô ngạnh (cành Tía tô)
Tác dụng: Có tác dụng an thai, làm cho đỡ chướng bụng. Còn có tác dụng như lá nhưng kém hơn.
Thiên môn đông (Thiên môn, Thiên đông, Dây Tóc tiên)
Tính vị: Vị ngọt, đắng, tính đại hàn.
Tác dụng: Vào 2 kinh Phế và Thận. Bổ tim, mát phổi, an thần. Dùng chữa phế ung, hư lao, ho ra máu, tiêu khát, nhiệt bệnh, tân dịch hao tổn, tiện bí. Còn dùng làm thuốc bổ toàn thân (Cao Tam tài)
Cấm kỵ: Không dùng cho người tỳ vị hư hàn, tiết tả.
Thiên niên kiện (Sơn thục)
Tính vị: Vị đắng, hắc, cay, hơi ngọt, tính ôn.
Tác dụng: Thông 12 kinh mạch, trừ thấp lạnh, làm ấm chân tay, dùng chữa tê thấp, bổ gân cốt, giảm đau nhức, người già bị đau mình mẩy, đau dạ dày, đau khớp xương, kích thích tiêu hoá.
Thổ phục linh (Củ Khúc khắc, Củ Kim cang)
Tính vị: Vị ngọt nhạt, tính bình. Vào 2 kinh Can và Vị.
Tác dụng: Trừ thấp nhiệt (dùng sống), lợi gân cốt, giải độc, lợi tiểu, sát trùng; dùng để tẩy độc cơ thể, bổ dạ dày, khoẻ gân cốt, làm ra mồ hôi, chữa đau khớp xương.
Trắc bách diệp
Tính vị: Vị đắng, chát, tính hơi hàn, vào 3 kinh Phế, Can, Đại tràng. Bổ thận, sáp tinh.
Tác dụng: Lương huyết, cầm máu, thanh huyết (thấp nhiệt). Sao đen có tác dụng cầm máu. Chữa thổ huyết, máu cam, lỵ ra máu.
Cấm kỵ: Không dùng cho người thấp nhiệt.
Trần bì (Vỏ Quýt)
Tính vị: Vị cay, đắng, tính ôn, vào 2 kinh Tỳ và Phế.
Tác dụng: Kiện tỳ, ích khí, táo thấp, hoá đờm. Sao vàng làm tiêu đờm, hoá trệ, chữa đày bụng, sôi bụng, tiêu chảy, ăn uống không tiêu, ăn không ngon, nôn mửa. (Hạt Quýt (Quất hạch): Vị đắng, tính bình, vào 2 kinh Can và Thận).
Trúc diệp (Lá Tre, lá Trúc)
Tính vị: Vị cay nhạt, ngọt, tính hàn, vào 2 kinh Tâm và Phế.
Tác dụng: Mát gan, lợi tiểu, hạ sốt, tiêu đờm, chữa ho. Dùng chữa sốt khát nước, ho suyễn, thổ huyết, trẻ con kinh phong.
Vỏ Núc nác (Hoàng bá Nam, Mộc hồ điệp)
Tính vị: Vị đắng, tính mát, tả thận hoả, tư âm.
Tác dụng: Chữa đi ngoài, đi lỵ, dị ứng ngoài da. Dùng ngoài chữa lở loét do sơn ăn.
Vòi voi (Đại vĩ dao, Cẩu vĩ trùng)
Tính vị: Tính ấm
Tác dụng: Hoạt huyết, thông kinh mạch, lợi tiểu, thường dùng làm thuốc chữa tê thấp, viêm tấy, mụn nhọt, viêm họng, mẩn ngứa. Dùng uống trong hay xoa bóp bên ngoài.
Xạ can (Cây Rẻ quạt)
Tính vị: Vị đắng, tính hàn, vào 2 kinh Can và Phế.
Tác dụng: Thanh hoả, giải độc, tán huyết, tiêu đờm. Dùng chữa yết hầu sưng đau, đờm nghẽn ở họng.
Cấm kỵ: Không dùng cho người tỳ, vị hư hàn.
Xích đồng nam (Mò đỏ, Xích đồng nữ)
Tính vị: Vị nhạt, tính bình.
Tác dụng: Thường chỉ dùng ngoài, dùng tắm ghẻ, mụn nhọt hoặc rửa chốc đầu. Sao vàng chữa xích đới.
ý dĩ (ý dĩ nhân)
Tính vị: Vị ngọt, tính hơi hàn, vào 3 kinh Tỳ, Vị và Phế.
Tác dụng: Kiện tỳ, bổ phế, thanh nhiệt, thẩm thấp. Dùng sống: lợi thấp nhiệt; dùng chín chữa tả lỵ, lợi tiểu tiện tiêu thuỷ thũng, chữa được gân co quắp, không co duỗi được, phong thấp lâu ngày không khỏi. ý dĩ còn được dùng bồi bổ cơ thể.
Nguyễn Duy (CTQ số 60)
(Theo cây thuốc quý)
VIỆN V.B.I & R.I.A.F.R