Chuẩn đoán bệnh qua Nhân Trung (Phần 2)

Ngày tạo: 14-06-2017

(Phần 2 và hết)
7. Nhân trung có 2 rãnh: Gọi là song nhân trung, biểu thị trong cơ thể có 2 tử cung, thậm chí có 2 âm đạo hoặc 2 hoành cách âm đạo.
 
8. Nhân trung cạn phẳng: Đường rãnh nhân trung cạn mà bằng phẳng, đường viền rãnh không rõ ràng, gọi là nhân trung cạn phẳng. loại này thấy có nhiều kiểu rộng hẹp khác nhau. Cạn mà hẹp là do tử cung bị co rút trong quá trình hậu thiên, chất cứng, hoạt động kém, thường có biểu hiện kỳ kinh rối loạn, lượng kinh bị giảm sút dần dẫn đến bế kinh; Nếu nhân trung cạn mà rộng là biểu thị tử cung phát triển không tốt do yếu tố bẩm sinh, hoặc chức năng sinh dục thấp kém, hoặc tử cung  co rút, thường thấy xuất hiện ở người già.
 
* Căn cứ vào quy luật đã trình bày trên đây để quan sát về phương diện kinh nguyệt và bệnh tật của phụ nữ, có mấy trường hợp như sau:
 
1) Thời gian có kinh nguyệt lần đầu tiên tương đối sớm với kiểu nhân trung bình thường và kiểu chữ bát (八 ) thường là tử 12 đến 14 tuổi. Tương đối chậm với loại cạn bằng và cạn ngắn, thường là từ 15 đến 18 tuổi.
 
2) Nhân trung kiểu chữ bát và hình lê đảo thường có biểu hiện khi hành kinh bị đau bụng hoặc đau lưng rõ rệt.
 
3) Đa số kiểu nhân trung ngắn cạn, dài hẹp  và hình xiên lệch thường bị bế kinh.
 
4) Phần lớn kiểu nhân trung ngắn cạn do bẩm sinh, kiểu dài hẹp, kiểu cạn bằng hoặc người do bị bệnh kế phát dẫn đến xiên lệch hoặc hỗn hợp các kiểu, thường bị chứng bất dục.
 
9. Nhân trung lồi lên: 
Trên rãnh nhân trung có vật tăng sinh lồi lên ở vị trí bất kỳ, thậm chí có thể làm thay đổi hình thái nhân trung, gọi là kiểu nhân trung lồi. Đây là loại nhân trung biểu thị trạng thái tương đối phức tạp, thường là bị viêm loét cổ tử cung. Nếu vật tăng sinh một bên hoặc bị  biến dạng, đa số là bị đau bụng một bên hoặc ấn đau, mỏi lưng và kinh nguyệt không đều. khám phụ khoa đa số thấy viêm phụ kiện hoặc tăng dầy, tử cung có khối u hoặc thịt thừa, túi sưng, vv.
 
10. Nhân trung nổi nốt mẩn: 
Đây là triệu chứng biểu thị cổ tử cung bị viêm rữa, viêm phụ kiện, nam giới thì đa số là bị viêm tuyến tiền liệt, viêm dây tinh, vv.
 
11. Nhân trung có vết ban ứ: 
Là tín hiệu biểu thị bị lao màng trong tử cung, lao tinh hoàn, tĩnh mạch dây tinh giãn nở, vv.
 
12. Các kiểu nhân trung hỗn hợp: 
Tức là nhân trung có nhiều loại dị dạng cùng xuất hiện giao nhau, biểu thị ý nghĩa lâm sàng nhiều dạng như trên đã trình bày.
 
13. Nhân trung mềm nhão biến dạng dài ra: 
Là biểu hiện bị sa tử cung.
 
14. Phụ nữ có thai: 
Nếu nhân trung ngắn hơn đốt ngón tay giữa, đa số là do thận khí thiếu hụt bẩm sinh, thường là khó đẻ hoặc bị đẻ non. Nếu nhân trung thuộc loại bình thường mà khi có thai một thời gian đột nhiên bị ngắn lại, kèm theo đau mỏi sống lưng, khí hư ra nhiều, trường hợp này khó tránh khỏi bị đẻ non, hiện tượng này thường xuất hiện trước khi bị sẩy thai khoảng từ 7 đến 15 ngày.
 
15. Phụ nữ có thai:
Nhân trung có biểu hiện khô vàng, đồng thời bị cạn bằng, rãnh nhân trung có hình lê đảo trên rộng dưới hẹp. Đây là tín hiệu thai nhi ngừng phát triển, nếu bị nặng thì có thể bị chết thai trong bụng.
 
16. Phụ nữ có thai:
 nhân trung bị biến dạng dài hơn trước khi có thai, sắc khí vàng hoạt, phần lớn là thai con trai. Có người đã vận dụng phương pháp chẩn đoán thai nhi trai gái của Đông Y đã kiểm chứng và thống kê trong 264 trường hợp, trong số 126 thai nhi con trai thì có 94 trường hợp trong thời kỳ có thai nhân trung biến dạng dài ra, chiếm tỷ lệ 78%.
 
* Qua quan sát rãnh nhân trung và tình hình phát triển tử cung của 70 trường hợp không có thai tính nguyên phát, và 100 trường hợp đã qua sinh đẻ, đã xác thực môi quan hệ mật thiết giữa nhân trung và tử cung. Người ta đã quy loại nhân trung ra thành 5 loại hình khác nhau, gồm kiểu ngay thẳng, kiểu lê đảo, kiểu bằng đầy, kiểu có rãnh ngang và kiểu nhỏ hẹp. Đồng thời đã phát hiện thấy trong 70 trường hợp không có thai tính nguyên phát thì chỉ có 10 người có nhân trung ngay ngắn và hình lê đảo, chiếm tỷ lệ 14,29%. Còn loại bằng đầy, có rãnh ngang và kiểu nhỏ hẹp là 60 người, chiếm 85,71%.  Trong nhóm so sánh 100 người đã qua sinh đẻ thì số người có rãnh nhân trung ngay ngắn và hình lê đảo có 97 người, đạt 97%. Qua xử lý thống kê học thì P< 0,001, có sự khác biệt vô cùng rõ rệt, chứng minh hiện tượng không có thai nguyên phát có quan hệ rât mật thiết tới loại hình rãnh nhân trung. Trong số 170 người được kiểm tra thì số người có tử cung bình thường lớn hơn (110 người), trong số đó thì số người có rãnh nhân trung ngay ngắn và hình lê đảo tới 105 người, chiếm 95,45%; còn 3 kiểu nhân trung khác chỉ có 5 người, tỷ lệ 4,55%. Xử lý thống kê học P< 0,001 có sự khác biệt rõ ràng. Chứng minh rằng tử cung bình thường thì rãnh nhân trung đa số là ngay ngắn và hình lê đảo. Còn tử cung không bình thường thì rãnh nhân trung đa số là kiểu bằng đầy, hoặc có rãnh vân ngang hoặc kiểu nhỏ hẹp.
 
17. Những triệu chứng bệnh thuộc hệ tiết niệu thường phản ánh ở nhân trung:
Nếu nhân trung thay đổi cạn mà có màu sáng trắng là bệnh bí tiện, là do thận khí hư hao, khí hóa không tới được bàng quang; Nếu nhân trung trước mềm, kém, sau đó chuyển cạn mà co ngắn, là thận hư cực độ, thủy độc nội chiếm, tà có xu thế xung tâm; Nếu bị bệnh thận mà trong máu xuất hiện khí Nitơ, nhân trung có biểu hiện mềm yếu, kế đến chuyển sang bị ngộ độc nước tiểu thì sẽ có rút lại, đến khi lâm nguy thì môi sẽ lật ra ngoài.
 
18. Bệnh thuộc hệ thống tiểu tràng và Tim biểu hiện ở nhân trung: 
Nếu người bị bệnh động mạch vành ẩn tính mà khi triệu chứng lâm sàng còn chưa biểu lộ rõ rệt, nhân trung có dạng dài hẹp, màu sắc tối trệ, đến khi có biểu hiện phát tác chứng đau thắt cơ tim thì nhân trung chuyển sang màu tím tối, nặng thì co ngắn lại.
 
19. Nếu người bị bệnh nặng:
Nhân trung bị co ngắn, đồng thời môi trên trở nên mỏng hơn, là Tỳ âm tuyệt; Nếu nhân trung ngắn đến mức gần như không có, là triệu chứng nguy kịch âm dương ly quyết; Nhân trung co cong lên gọi là môi lật, là khí tạng phủ sắp tuyệt, nhất là tỳ khí có hiện tượng bại kiệt; ngược lại nếu nhân trung dầy lên là tỳ dương sắp tuyệt; nếu nhân trung lồi lên mà môi lật ra ngoài cũng là biểu hiện âm dương ly quyết. Vì vậy trong “Trung tạng kinh” có nói: “ mặt xanh, nhân trung lật, 3 ngày thì chết”, hoặc : “ người môi lật, nhân trung đầy thì chết”.
 
20. Sự thay đổi hình thái của nhân trung: 
Đa số là trong các chứng bệnh nghiêm trọng. Thường thấy ở các bệnh như: trúng phong, phong tà trúng vào kinh lạc, gây ra mồm mắt méo lệch, trung phong tạng phủ có thể gây ra miệng co giật, môi lật ra ngoài; Người bị chứng run môi, có thể là do huyết hư phong động, hoặc tỳ mất nhu dưỡng gây ra, đa số thấy ở các phụ nữ tuổi già do sinh đẻ quá nhiều, hoặc bị thiếu máu do nạo sẩy thai nhiều lần, hoặc di chứng của bệnh trúng phong.
 
                                                                                                               VIỆN VBI & RIAFR
                                                                                                                        Viện trưởng
                                                                                                            CGCX Nguyễn Ngọc Sơn
 
 
 

 

CẢM TƯỞNG CỦA HỌC VIÊN
THÀNH TÍCH
TRẤN TRẠCH - MỘ TRẠCH - NÂNG SINH KHÍ
NHÂN TƯỚNG HỌC
BẠN CẦN BIẾT
CLB NĂNG LƯỢNG CẢM XẠ
  • Tổng bài viết đọc hôm nay: 1189
  • Tổng bài viết đọc hôm qua: 3307
  • Tổng bài viết đọc tháng này: 66953
  • Tổng bài viết đọc tháng trước: 0
  • Tổng bài viết đọc năm nay: 66953
  • Tổng bài viết đọc năm trước: 1757484
  • Tổng số khách truy cập hôm nay: 1189
  • Tổng số khách truy cập hôm qua: 3307
  • Tổng số khách truy cập năm nay: 66953
  • Tổng số khách truy cập năm trước: 1757484
  • Số người trực tuyến: 29
New